Hình 67: Liên tưởng ra ngoài phạm vi áp dụng
“Một bà quý tộc yêu cầu nhà bác học Pôpốp, người sáng chế ra radio, giải thích cho bà ta về cách
đánh điện tín liên lục địa qua đại dương bằng dây cáp. Nhà bác học giải thích tỉ mỉ cho bà ta phương
pháp đó. Nghe xong, bà quý tộc cảm ơn rất lịch sự và bỗng hỏi:
“Tôi cũng đã có nhiều dịp nói chuyện với nhiều nhà bác học nhưng chẳng ai giảng giải rõ ràng như
ngài. Cuộc nói chuyện của ngài thật hay, hấp dẫn và lôi cuốn. Nhưng tôi còn một điều chưa hiểu: Tại
sao bức điện tín đánh từ nước Mỹ sang châu Âu mà ta nhận qua cáp dưới đại dương lại không bị
ướt?”.
Trong khi nghe giải thích, bà quý tộc liên tưởng đến các vật nhúng xuống nước, khi lấy lên, đều bị
ướt, nên đặt câu hỏi. Bà quý tộc không nhận biết rằng, ở đây có hai hiện tượng với các phạm vi áp
dụng khác nhau.
“Nhà Newton nuôi mèo. Đang ở trong phòng muốn ra ngoài, nó cào cửa làm Newton đang làm
việc phải mở cửa cho nó ra. Chơi bên ngoài chán, muốn vào, nó lại cào cửa, bắt Newton ra mở cửa
phòng cho nó vào. Để khỏi phân tâm, Newton nói người giúp việc đục một lỗ ở phần dưới cánh cửa
dành lối đi cho mèo. Đến khi mèo đẻ mèo con, Newton lại bảo người giúp việc đục thêm lỗ nhỏ cho
mèo con. Người giúp việc can ông: “Tôi nghĩ, cả hai loại mèo đều có thể dùng chung lỗ đã có”.
Newton: “...”.
Chúng ta có thể đoán, khi đề nghị đục thêm lỗ nhỏ cho mèo con, trong óc,
Newton liên tưởng đến, ví dụ, người lớn và trẻ con không mặc quần áo
chung được: Phải có hai bộ lớn, nhỏ khác nhau. Liên tưởng này đã ảnh
hưởng đến quyết định của Newton.
Để giúp khắc phục tính ì tâm lý “thừa”, mỗi người cần: