3.000 đồng. Trong thời điểm đó, cách cư xử của anh nhân viên này được tôi hiểu là: “Chị không đủ
tiền để trả 5.000 đồng giữ xe”.
Chưa hết, bãi giữ xe vỉa hè đối diện bảo tôi không cần lấy thẻ vì chiếc xe của tôi khó mà nhầm với
những chiếc xe sang trọng khác. Tôi không đồng ý, họ lập tức từ chối không giữ xe cho tôi nữa.
Xe đạp, xe máy, xe máy rẻ tiền, xe máy đắt tiền... cách cư xử giữa người với người cứ xoay vòng
trong câu chuyện của chúng tôi.
Hôm rồi, tôi đọc được tin thủ đô Manila của Philippines vừa có đường dành riêng cho người đi xe
đạp. Một câu hỏi nảy ra trong tôi: Bao giờ TPHCM mới có đường cho người đi xe đạp? Xăng sẽ còn
lên, môi trường đang cần được bảo vệ... nhưng có lẽ trước khi làm đường cho người đi xe đạp, cần
phải phá bỏ con đường mòn của thói quen thể hiện sự tôn trọng dựa trên thước đo vật chất. (Bài báo
“Xe đạp” của Trung Uyên đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 29/9/2005).
“Tâm lý thường gặp ở một số người là hay đánh giá cao các phương tiện vật chất như xe hơi đời
mới có máy lạnh... Họ dễ dàng bật ra tiếng “kẹo!” khi thấy một người nước ngoài trang phục tề chỉnh
đi làm bằng... xe đạp hay xe Honda cũ.
Một thanh niên làm công việc giữ xe trên đường Nguyễn Huệ với lương tháng khoảng 130.000
đồng/tháng không có tâm lý ấy. Anh đã dành cho một ông Tây “kẹo” sự trân trọng, lịch sự và niềm nở
như với mọi người đến gởi xe, kể cả đối xử tử tế với chiếc xe cà tàng của ông Tây ấy. Ông Tây “kẹo”
đã đề nghị anh về làm việc tại văn phòng đại diện của ông. Trước mắt, do anh không có trình độ văn
hóa hay chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ, ông giao anh làm công tác chuyển phát văn thư với mức
lương 1.300.000 đồng/tháng. Ông ký hợp đồng lao động chính thức với anh thông qua FOSCO (Công
ty dịch vụ với các cơ quan nước ngoài) để bảo đảm các quyền lợi về bảo hiểm xã hội và y tế. Ông còn
tài trợ, tạo điều kiện để anh đi học các lớp tối với dự định nâng anh lên những vị trí mới cho xứng
đáng với một người có tư cách như anh” (theo Hoàng Hữu Phước, báo “Người Lao Động” ra ngày
29/8/1997).
Để kết thúc mục 6.5. Tính ì tâm lý, người viết dẫn thêm vài nhận xét liên
quan:
“Định kiến đã gây ra nhiều thiệt hại trên Trái Đất nhỏ bé này, hơn cả
các trận dịch hạch hoặc động đất” (Voltaire).