“Phát minh vĩ đại nhất của thế hệ chúng tôi là, bằng cách thay đổi các
thái độ bên trong của bộ óc, con người có thể thay đổi các kết quả bên
ngoài của cuộc đời mình... Rất tiếc, đa số mọi người chưa tiếp nhận
điều đó để thực hành” (W. James).
“Hãy thay đổi các ý nghĩ của bạn và bạn thay đổi thế giới của bạn”
(N.V. Peale).
6.6. Phát hiện và bồi dưỡng các năng lực sáng tạo
6.6.1. Phát hiện các năng lực sáng tạo
Từ rất lâu, những người lãnh đạo xã hội, những nhà nghiên cứu tâm lý,
giáo dục đã quan tâm đến công việc phát hiện và bồi dưỡng các năng
lực sáng tạo. Ngày nay, để chuẩn bị cho thời đại sáng tạo (tri thức),
những vấn đề nêu trên lại càng mang tính chất thời sự, cấp bách. Để
thuyết phục bạn đọc rằng nhân tài là hiếm và số lượng đông những
người không sáng tạo không thay thế được nhân tài, người viết dẫn ra
ví dụ trình bày trong quyển sách của P.L. Kapitsa:
“Giả sử x là số máy chữ. Trước mỗi máy chữ có một con khỉ và mỗi con khỉ biết dùng một ngón
tay để nhấn phím. Như chúng ta đã biết, khỉ không có khả năng sáng tạo văn học. Câu hỏi đặt ra là,
cần bao nhiêu con khỉ để trong đó có một con đánh máy ra tác phẩm văn học, ví dụ, “Hamlet” của
Shakespeare. Với bài toán này, chúng ta giả sử tiếp, để đánh đúng chữ đầu của tác phẩm, chữ “H”, cần
100 con khỉ nhấn phím một cách ngẫu nhiên, độc lập với nhau. Để có một con khỉ đánh đúng cả hai
chữ “Ha” cần 100² con khỉ. Quy nạp lên, để có một con khỉ đánh đúng “n” chữ của tác phẩm
“Hamlet” cần x = 100n = 102n con khỉ và máy chữ. Để dễ hình dung, giả sử n = 40, chúng ta cần
1080 con khỉ, thì trong số đó mới có một con đánh đúng được 40 chữ đầu tiên của tác phẩm “Hamlet”.
Bạn có biết 1080 lớn như thế nào không? Đấy là tổng số các nguyên tử có trong vũ trụ, theo đánh giá
của các nhà thiên văn”.