Các nhà nghiên cứu đã xây dựng không ít các trắc nghiệm (Test) với hy
vọng chúng giúp đo lường, chẩn đoán, đánh giá và phát hiện chính xác
những năng lực sáng tạo của các cá nhân cụ thể. Trong số đó, có lẽ, trắc
nghiệm phổ biến và nổi tiếng nhất là trắc nghiệm đo chỉ số thông minh (trí
tuệ) IQ (Intelligence Quotient). Trắc nghiệm IQ thường bao gồm vài chục
các bài tập nhỏ, không quá phức tạp. Người được trắc nghiệm phải giải càng
nhiều, càng tốt các bài tập trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ, 60
phút). Mỗi bài tập giải đúng đều được tính điểm. Sau đó, những điểm này,
theo một thang tính đặc biệt, được quy thành các con số cụ thể chỉ số thông
minh. Chỉ số IQ trung bình cho toàn bộ dân cư nói chung, được coi là 100
đơn vị quy ước. Trong những nhóm chuyên nghiệp, ví dụ các bác sỹ về bệnh
học thần kinh, hoặc các nhà vật lý lý thuyết, chỉ số IQ trung bình của nhóm
bằng 160 ± 5. Nói chung, chỉ số IQ ở những người có năng lực trung bình
vào khoảng từ 100 đến 130.
Những người được trắc nghiệm, ngoài các năng lực giải các bài tập trắc
nghiệm, phải được chuẩn bị trước đó về các mặt, như biết đọc, biết viết, có
một số kiến thức tối thiểu về số học, địa lý... Người mù chữ có thể không
giải được bài tập nào. Nhưng điều này không có nghĩa, các năng lực của
người đó thấp hơn những người khác. Do vậy, việc so sánh các kết quả của
trắc nghiệm có ý nghĩa thực sự chỉ đối với những người lớn lên và phát triển
trong các điều kiện giống nhau. Lúc đó, sự khác nhau trong việc giải các bài
tập trắc nghiệm mới có thể giải thích bằng sự khác nhau về năng lực. Tuy
vậy, ngay cả trong trường hợp vừa nói, vẫn có sự không công bằng. Những
người đã từng trải qua trắc nghiệm IQ hoặc các trắc nghiệm tâm lý khác có
ưu thế hơn (vì đã quen cách làm) so với người lần đầu tiên được trắc nghiệm
IQ. Ở đây, cần phải tính thêm một quy luật khác: Tham gia trắc nghiệm
bốn–năm lần thì “hiệu ứng huấn luyện” trở nên bão hòa. Điều này có nghĩa,
lần trắc nghiệm thứ mười không cho kết quả tốt hơn lần trắc nghiệm thứ
năm.
Các bài tập sử dụng trong trắc nghiệm IQ, về nguyên tắc, phải phù hợp
với thực tế để bảo đảm tính chính xác của kết quả. Đây là khó khăn lớn đối