GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 2 - Trang 225

ta đánh giá tính dễ dàng liên tưởng, linh hoạt và độc đáo của tư
duy người được trắc nghiệm.

Cải tiến đối tượng: Đưa ra một vật và đề nghị cải tiến. Qua đó,
người ta đánh giá tính linh hoạt, độc đáo, khả năng sáng chế của
người được trắc nghiệm.

Tưởng tượng: Cần viết chuyện, chọn một trong 10 đề tài cho
trước, sao cho trong câu chuyện đó có nhiều chi tiết khác thường,
bất ngờ, ví dụ, “cá sấu bay”, “đàn ông hay khóc”...

Hoàn thành tranh vẽ: Người được trắc nghiệm phải hoàn thành
bức tranh vẽ dang dở. Dựa vào đó, các nhà nghiên cứu biết rõ hơn
mức độ hiểu nội dung, tính độc đáo, khả năng tưởng tượng của
người được trắc nghiệm.

Các hình tròn và hình vuông: Trên giấy có 35 vòng tròn sắp xếp
lộn xộn. Người được trắc nghiệm có nhiệm vụ sử dụng các vòng
tròn nói trên như các yếu tố cấu thành các hình vẽ đồ vật khác
nhau, càng nhiều càng tốt. Dưới mỗi hình vẽ cần ghi tên vật được
vẽ. Tương tự như vậy, có thể thay các hình tròn bằng các hình
vuông. Qua đây, người ta có thể đánh giá tính nhanh nhẹn, linh
hoạt, độc đáo tư duy của người được trắc nghiệm.

.........

Trong các trắc nghiệm, tính nhanh nhẹn thể hiện ở tốc độ giải bài tập cao

và được tính bằng số lượng các câu trả lời trong khoảng thời gian cho phép.
Tính linh hoạt là số lần chuyển được từ loại đối tượng này sang các loại
khác. Ví dụ, khi trả lời câu hỏi: “Có thể nghĩ ra những cách nào sử dụng lon
đồ hộp?”
, người được trắc nghiệm nêu ra: “Nồi và ca uống nước”. Đánh giá
tính nhanh nhẹn là hai câu trả lời khác nhau, nhưng tính linh hoạt chỉ là một.
Vì, nồi và ca chỉ thuộc một loại dụng cụ đựng nước, không có sự chuyển
loại từ loại này sang loại khác.

Tính độc đáo được đánh giá theo tần số của câu trả lời cho trước trong

cùng một nhóm người đồng nhất được trắc nghiệm. Ví dụ, nhóm các học

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.