Hệ thống các trường học truyền thống chỉ tập trung truyền thụ kiến thức
và đánh giá cao trí nhớ của những người học. Ngày nay, kiến thức nhiều đến
nỗi, không chuyên gia nào có thể biết hết kiến thức thuộc lĩnh vực của mình.
Mặt khác, nhiều loại kiến thức lạc hậu rất nhanh, trở nên lỗi thời khi người
học vừa tốt nghiệp ra trường. Công nghệ thông tin tạo ra phương tiện có thể
giúp tìm kiến thức trong phạm vi toàn cầu một cách nhanh chóng. Nói cách
khác, truyền thụ kiến thức không còn là nhiệm vụ chính của giáo dục, đào
tạo.
Democritus (460 – 370 trước công nguyên) từ rất lâu đã viết, cần phải
hướng tới trí tuệ chứ không phải hướng tới biết hết mọi thứ. M. Laue (1879
– 1960) còn nói mạnh hơn: “Tiếp thu kiến thức không quan trọng bằng phát
triển năng lực tư duy. Học vấn là cái còn lại sau khi quên hết tất cả những
gì đã học thuộc (còn lại cách suy nghĩ – người viết giải thích)”. Ở Phương
Đông, trong tác phẩm Tao Te Ching, Lao Tse đã nhận xét: “Để có kiến thức,
phải bổ sung thêm mỗi ngày. Để có sự sáng suốt, phải bỏ bớt đi mỗi ngày”.
Phải chăng câu nói của M. Laue là cách diễn đạt khác của cùng một ý tưởng.
Không phải ngẫu nhiên, hiện nay, quan niệm dưới đây được các nhà giáo
dục trên thế giới công nhận chung: Nhiệm vụ của bất kỳ công việc dạy học
nào phải là, không chỉ dạy những kiến thức nhất định, mà trên hết, dạy
phương pháp suy nghĩ. Định hướng thì như vậy nhưng công việc thực hiện
gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ, dạy tư duy là dạy cái gì? Ai dạy? Dạy như thế
nào?... Do vậy, ở thời kỳ đầu, chủ yếu, người ta hướng tới tạo môi trường
khuyến khích suy nghĩ sáng tạo.
Công việc khuyến khích tư duy sáng tạo trong trường học bắt đầu từ
những cái đơn giản. Ví dụ, các thầy cô phải thay đổi hình thức và nội dung
các câu hỏi cho phù hợp. Vì, có đến 99% các câu hỏi, các thầy cô thường
dùng để hỏi học sinh, chỉ yêu cầu học thuộc kiến thức có trong sách giáo
khoa. Các câu hỏi mới phải được xây dựng sao cho kích thích tính tò mò,
khả năng tự phát hiện, suy luận, tính độc lập của tư duy, phát các ý tưởng bất
ngờ... Các thầy cô cần giáo dục học sinh tính sẵn sàng xem xét, tiếp nhận