chẳng tày học bạn”. Thứ hai, ở những lớp, trường đặc biệt, thường có
tên gọi như chọn, chuyên, năng khiếu, tài năng, có môi trường đặc biệt,
làm cho các học sinh còn ăn chưa no, lo chưa tới, có thể trở nên quá tự
hào về “tính đặc biệt” của mình. Điều này dẫn đến các hậu quả xấu
như tự kiêu, tự mãn, coi thường những học sinh, có khi, cả các thầy cô
lớp, trường khác.
Những người chống đối cho rằng, chỉ nên thành lập những lớp, trường
đặc biệt về các năng lực, năng khiếu tự nhiên như âm nhạc, múa, hội họa,
thể dục thể thao cho học sinh phổ thông. Đối với các môn khoa học như
toán, lý, hóa, sinh có thể tạo môi trường đặc biệt, nhưng ở bậc đại học chứ
không phải phổ thông. Ví dụ, ở Matscơva có Đại học vật lý kỹ thuật, ở đó,
sinh viên ngoài những giờ học trên lớp, đã được phân công làm việc, nghiên
cứu chung với các nhà khoa học lớn theo kiểu “thợ cả kèm thợ mới”, trong
các phòng thí nghiệm của các viện nghiên cứu chủ đạo về vật lý thuộc Viện
hàn lâm khoa học Liên bang Nga. Họ được sử dụng những phương tiện hiện
đại nhất, tiếp cận những vấn đề nóng bỏng nhất, sống và làm việc trong
không khí khoa học tiên tiến nhất. Lịch sử phát triển khoa học cũng cho thấy
tầm quan trọng của không khí khoa học (văn hóa) có trong các trường phái
khoa học. Ví dụ, các nhà vật lý thường nhắc tới phòng thí nghiệm dưới sự
lãnh đạo của E. Rutherford và Viện vật lý kỹ thuật Saint Petersburg dưới sự
lãnh đạo của A.F. Ioffe. Đấy là những môi trường đã cho ra lò, với hiệu suất
cao, nhiều nhà vật lý xuất sắc tầm cỡ thế giới. Trong số đó không ít người
nhận giải Nobel. Nhân đây, người viết dẫn ra câu nói cửa miệng của E.
Rutherford, nhắc nhở các đồng nghiệp và học trò của mình: “Chúng ta
không có tiền, chúng ta phải suy nghĩ” (We’ve got no money, so we have to
think). Người viết cho rằng, câu nói của Rutherford có thể dùng nhắc nhở
không chỉ các nhà khoa học Việt Nam mà cả những người có trách nhiệm ra
quyết định dùng tiền của nhân dân như thế nào cho tốt nhất.
Các lớp, trường đặc biệt tạo ra sự phát triển chuyên môn phiến diện.
Chuyên môn hóa ở lứa tuổi càng sớm, càng có hại về nhiều mặt. Thứ