biết chạy theo thời thế.
Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết
cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt
đẹp.
Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã... Xin hãy dạy cháu biết rằng không có sự
xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng
trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.
Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao
giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.
Xin hãy dạy cho cháu ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông đang gào thét... và đứng thẳng
người bảo vệ những gì cháu cho là đúng.
Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách
của lửa mới tôi luyện nên những thanh sắt cứng rắn.
Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân, bởi vì khi đó
cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.
Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình... con trai
tôi quả thật là một cậu bé tuyệt vời”.
(Ruby sưu tầm từ Internet, đăng trên báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật ngày
4/11/2001).
Nhiều biện pháp pháp luật, hành chính, thái độ của những người xung
quanh, dư luận xã hội điều khiển các hành động của con người, được xây
dựng, mà không quan tâm đến hoạt động của thế giới bên trong con người
(kiểu coi con người là hộp đen). Các biện pháp giáo dục muốn có tác dụng
thực sự, phải được xây dựng dựa trên các kết quả của các khoa học nghiên
cứu thế giới bên trong con người và tương tác giữa nó với môi trường, trước
hết, môi trường xã hội. Cách tiếp cận này không chỉ giúp đưa ra các biện
pháp điều khiển các hành động của con người một cách hiệu quả, nhân bản,
mà còn mở ra triển vọng giúp con người tự điều khiển mình – làm chủ bản
thân mình. Với ý nghĩa như vậy, người viết phát triển tiếp những ý đã trình
bày ở Chương 5: Từ nhu cầu đến hành động và ngược lại và Chương 6: Tư