Mặt khác nữa, khi đã tạo lập được thói quen tự nguyện, các xúc cảm sẽ
giảm đi. Ví dụ, đứa bé những lần đầu rửa tay trước khi ăn là vì sợ bị đánh
đòn. Khi đã thành thói quen tự nguyện, thói quen tự nguyện này thúc đẩy
đứa bé rửa tay một cách bình thản, không hề có xao động (xúc cảm) nào
trong lòng. Tuy nhiên, nếu vì lý do gì đó mà quên rửa tay, hoặc ở hoàn cảnh
không có nước để rửa tay, trí nhớ mang tính xúc cảm sẽ nhắc, đứa bé cảm
thấy thiếu thiếu, bứt rứt, bồn chồn, không yên tâm, thấy như mình có lỗi...
để những lần sau tiếp tục rửa tay một cách bình thường.
Nhìn dưới góc độ PPLSTVĐM, các hành động được các thói quen tự
nguyện thúc đẩy chính là các lời giải (làm thỏa mãn) cho các bài toán (các
nhu cầu cá nhân) cụ thể, thường gặp. Các lời giải này hoặc do cá nhân cho
trước tự tìm ra, hoặc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác theo cơ chế
di truyền xã hội. Nói cách khác, các thói quen tự nguyện giúp cá nhân hành
động, sử dụng ngay những lời giải đã được thực tế kiểm nghiệm của những
bài toán thường gặp. Điều này giúp tránh việc, mỗi lần gặp lại những bài
toán đó như một lần mới, phải suy nghĩ giải bài toán từ đầu. Bằng cách đó,
một trong các nhu cầu cơ bản rất quan trọng: “tiết kiệm sức lực” được thỏa
mãn.
Ngoài những thói quen tự nguyện thúc đẩy các hành động thể hiện ra bên
ngoài, còn có những thói quen tự nguyện thúc đẩy các thói quen bên trong
như tư duy. Về điều này, người viết còn đề cập đến trong mục 6.5. Tính ì
tâm lý.
5.6. Ý thức, tiềm thức và vô thức
Ý thức là sản phẩm của xã hội loài người. Ý thức, hiểu theo nghĩa của
toàn xã hội, là sự phản ánh hiện thực, bao gồm tập hợp các kiến thức (hiểu
theo nghĩa rộng) về thế giới xung quanh và chính bản thân con người, thể
hiện được dưới dạng ngôn ngữ (hiểu theo nghĩa rộng). Ý thức được hình
thành và phát triển nhờ các hoạt động nhận thức, biến đổi thế giới mang tính