hoặc làm thơ. Điều này có nghĩa, thiết bị có khả năng thực hiện ba phép tính
nói trên mang tính vạn năng trong việc xử lý thông tin. Khó khăn nảy sinh
khi thực hiện trên thực tế: Số lượng các chỉ dẫn (lệnh) cho mỗi phép tính
VÀ; HOẶC; KHÔNG trở nên rất lớn không chấp nhận được. Điều này đòi
hỏi phải xem xét lại các lệnh do bộ phận xử lý thông tin thực hiện.
Trong các máy tính thế hệ một và hai, các phép tính đại số Boole đã được
kết hợp lại với nhau thành từng nhóm. Mỗi nhóm tương ứng với một lệnh,
cho phép bằng một lệnh duy nhất thực hiện ngay một phép tính số học, ví
dụ, cộng hai số lại với nhau. Tuy vậy, danh sách các lệnh vẫn còn nhiều, làm
công việc sử dụng máy tính vẫn còn phức tạp.
Để giải quyết vấn đề nói trên, bắt đầu từ các máy tính thế hệ ba trở đi,
người ta áp dụng nguyên tắc “vi lập trình” và “chuyên môn hóa” trí nhớ
thành các phần chức năng. Trí nhớ cố định có nhiệm vụ nhận lệnh thực hiện
các thao tác phức tạp ở đầu vào, ví dụ nhân các số có nhiều chữ số, xếp thứ
tự danh sách các đối tượng, tìm từ tương đương giữa hai thứ tiếng... Tiếp
theo, trí nhớ cố định xuất ra chuỗi tuần tự các tín hiệu dẫn đến thực hiện tập
hợp các phép tính lôgích, tương ứng với lệnh phức tạp cho trước. Trí nhớ cố
định và nội dung chứa trong nó có thể thay đổi, do vậy các máy tính mang
tính linh động cao. Các cải tiến như kênh truyền, vi lập trình... giúp người sử
dụng máy tính chọn được cấu hình các phương tiện kỹ thuật thích hợp và hệ
thống xử lý thông tin đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của mình.
Các máy tính thế hệ thứ tư (những năm 1970), sử dụng các mạch tích
hợp lớn và cực lớn, đạt tốc độ đến 108 phép tính/giây.
Nhờ các bộ vi xử lý sử dụng các mạch nói trên, người ta chế tạo các loại
máy tính định hướng giải quyết vấn đề, có kích thước nhỏ, mang tính
chuyên môn hóa. Những máy tính này có chức năng giải một hay vài loại
bài toán cụ thể. Ví dụ, máy tính điều khiển hoạt động của các máy móc cơ
khí, máy tính điều khiển các chuyến bay của máy bay, tên lửa.