Các thành tựu của vi điện tử còn cho phép chế tạo các máy tính cá nhân
với giá ngày càng rẻ và các siêu máy tính với tốc độ ngày càng cao. Các
máy tính cá nhân, ngoài việc chạy các chương trình ứng dụng có sẵn hoặc
do người sử dụng tự viết, còn nối mạng. Điều này cho phép mở rộng nhiều
chức năng, loại hình hoạt động và khả năng khai thác các tài nguyên thông
tin trên phạm vi toàn cầu.
Các siêu máy tính tốc độ cao được dùng để giải các bài toán lớn, ví dụ,
các bài toán nghiên cứu hạt nhân nguyên tử, mô hình hóa khí hậu trên Trái
Đất, chinh phục không gian, thiết kế các sản phẩm kỹ thuật có độ phức tạp
lớn. Cũng trong giai đoạn này, các loại chương trình bảo đảm toán học cho
máy tính hoạt động phát triển rất mạnh. Người ta thành lập các hệ thống tìm
kiếm thông tin tự động, các gói chương trình ứng dụng, các cơ sở dữ liệu và
bắt đầu nói về các cơ sở tri thức.
Những năm 1980 cho thấy, các máy tính giải quyết được rất nhiều vấn
đề như nâng cao năng suất lao động, tự động hóa các quá trình sản
xuất, giải phóng con người khỏi những công việc đơn điệu, lặp đi lặp
lại, nhàm chán. Tóm lại, các máy tính điện tử giúp con người điều
khiển các quá trình xử lý thông tin, năng lượng và vật chất. Còn điều
khiển quá trình biến đổi thông tin thành tri thức, xảy ra trong bộ não
con người thì sao?
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, để phát triển tiếp, cần chế tạo những máy
tính có khả năng làm những công việc mà chỉ có trí tuệ con người mới làm
được. Cụ thể, các máy tính thế hệ thứ năm phải có các khả năng:
Tích lũy, lưu giữ, biến đổi lượng thông tin khổng lồ và chọn ra đúng
lúc, cung cấp đúng nơi những thông tin cần thiết. Trên cơ sở đó, những
thông tin này được phân tích, biến đổi thành các tri thức (thông tin
đồng thời có tính mới và tính ích lợi) để tổ hợp các chương trình