Quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển không chỉ thừa nhận tính
khách quan của sự phát triển, nó còn khẳng định tính phổ biến của sự phát
triển với nghĩa là sự phát triển diễn ra ở tất cả mọi lĩnh vực – từ tự nhiên đến
xã hội và tư duy, từ hiện thực khách quan đến những khái niệm, những phạm
trù phản ánh hiện thực ấy.
Khái quát sự đối lập giữa quan điểm duy vật và quan điểm duy tâm, giữa
quan điểm biện chứng và quan điểm siêu hình về sự phát triển, V.I. Lênin
viết: “Hai quan niệm cơ bản (...) về sự phát triển (sự tiến hóa): Sự phát
triển coi như là giảm đi và tăng lên, như là lặp lại, và sự phát triển coi như
là sự thống nhất của các mặt đối lập...
... Quan niệm thứ nhất là chết cứng, nghèo nàn, khô khan. Quan niệm thứ
hai là sinh động. Chỉ có quan niệm thứ hai mới cho ta chìa khóa của “sự tự
vận động” của tất thảy mọi cái đang tồn tại; chỉ có nó mới cho ta chìa khóa
của những “bước nhảy vọt”, của sự “gián đoạn của tính tiệm tiến”, của sự
“chuyển hóa thành mặt đối lập”, của sự tiêu diệt cái cũ và sự nảy sinh ra
cái mới”.
Quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển cung cấp cho chúng ta
phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo thế giới.
Tự nhiên, xã hội và tư duy nằm trong quá trình vận động và phát triển
không ngừng. Bản chất khách quan của quá trình đòi hỏi chúng ta, để phản
ánh đúng đắn hiện thực khách quan, cần có quan điểm phát triển. Điều đó có
nghĩa là, khi xem xét các sự vật và hiện tượng phải đặt nó trong sự vận
động, trong sự phát triển, phải phát hiện ra các xu hướng biến đổi, chuyển
hóa của chúng. Liên quan tới vấn đề này, V.I. Lênin viết: “Lôgích biện
chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, trong “sự vận động” (...),
trong sự biến đổi của nó”.
Quan điểm phát triển với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận để nhận
thức sự vật hoàn toàn đối lập với quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến. Tuyệt
đối hóa một nhận thức nào đó về sự vật có được trong hoàn cảnh lịch sử
phát triển nhất định, ứng với giai đoạn phát triển nhất định của nó và xem đó