trạng thái đó, lượng ở đây là nhiệt độ, thì dù lượng có thể thay đổi trong một
phạm vi khá lớn (0°C < t°C < 100°C ), nước vẫn ở trạng thái lỏng (tức là
chưa thay đổi về chất – trạng thái). Tương tự như vậy, nhiệt độ của thanh
thép có thể được tăng lên hàng trăm độ, thậm chí tới hàng ngàn độ mà thép
vẫn ở trạng thái rắn, chưa chuyển sang trạng thái lỏng. Sự thay đổi của
lượng chưa dẫn tới sự thay đổi của chất trong những giới hạn nhất định.
Vượt quá giới hạn đó sẽ làm cho sự vật không còn là nó, chất cũ mất đi, chất
mới ra đời.
Khuôn khổ mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất
của sự vật, được gọi là “độ”(Measure).
Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và
chất, nó là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm
thay đổi căn bản về chất của sự vật.
Trong thí dụ trên đây, sự thống nhất giữa trạng thái lỏng của nước và nhiệt
độ trong khoảng 0°C đến 100°C (với điều kiện nước nguyên chất và áp suất
là 1 atm) là “độ” tồn tại của nước ở trạng thái lỏng.
Nếu nhiệt độ của nước giảm tới và được duy trì ở đó thì nước từ trạng thái
lỏng sẽ chuyển thành trạng thái rắn, tức là thay đổi về chất.
Những điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi về
chất của sự vật được gọi là điểm nút (Limit). Trong thí dụ về chất – trạng
thái của nước được nêu trên, 0°C và 100°C là những điểm nút. Bất kỳ độ
nào cũng được giới hạn bởi hai điểm nút.
Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự ra đời chất mới.
Sự thống nhất giữa lượng và chất mới tạo thành một độ mới với điểm nút
mới. Vì vậy, có thể hình dung sự phát triển dưới dạng một đường nút của
những quan hệ về độ.
Sự thay đổi về chất do những sự thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là
bước nhảy (Leap). Nói cách khác, bước nhảy là một phạm trù triết học dùng
để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng
trước đó gây ra.