2) Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (để ngắn gọn,
người viết sẽ gọi là “quy luật về đối lập”) – The Law of the Unity and
Struggle of Opposites.
Khi nghiên cứu bất kỳ sự vật, hiện tượng nào, chúng ta cũng thấy các sự
vật, hiện tượng đó được tạo thành từ nhiều bộ phận, mang nhiều thuộc tính
khác nhau.
Xem xét kỹ hơn chúng ta lại thấy, trong số các yếu tố cấu thành sự vật hay
trong số các thuộc tính của sự vật đó không chỉ có sự khác nhau, có cả
những cái đối lập nhau. Chẳng hạn, trong nguyên tử với tính cách là yếu tố
cấu thành phân tử có hạt mang điện tích dương, có hạt mang điện tích âm;
trong cơ thể sinh vật có yếu tố di truyền, có yếu tố gây biến dị, có quá trình
đồng hóa, có quá trình dị hóa...
Khi nói tới những nhân tố cấu thành mâu thuẫn biện chứng, “đối lập”,
“mặt đối lập” là phạm trù dùng để chỉ những mặt có những đặc điểm, những
thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau
tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Chính những
mặt như vậy nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại với nhau tạo thành mâu
thuẫn biện chứng (Dialectical Contradiction).
Hai mặt đối lập tuy có thuộc tính bài trừ, phủ định nhau, nhưng chúng lại
gắn bó chặt chẽ với nhau, chúng đồng thời tồn tại. Chẳng hạn, nguyên tử
nào cũng có hạt mang điện tích dương, hạt mang điện tích âm; cơ thể sinh
vật nào cũng có đồng hóa và dị hóa...
Hai mặt đối lập trong sự vật tồn tại trong sự thống nhất của chúng. Sự
thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, đòi hỏi có nhau
của các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia
làm tiền đề. Như vậy, cũng có thể xem xét sự thống nhất của hai mặt đối lập
là tính không thể tách rời của hai mặt đó.
Giữa các mặt đối lập bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau, “đồng
nhất” với nhau. Với ý nghĩa đó, “sự thống nhất của các mặt đối lập” còn bao
hàm “sự đồng nhất” của các mặt đó. Do có “sự đồng nhất” của các mặt đối