lập mà trong sự triển khai của mâu thuẫn, đến một lúc nào đó, mặt đối lập
này có thể chuyển hóa sang mặt đối lập kia – khi xét về một vài đặc trưng
nào đó.
Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự tác động ngang nhau
của chúng. Song, đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn ở một giai
đoạn phát triển, khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập.
Tồn tại trong một thể thống nhất, hai mặt đối lập luôn luôn tác động qua
lại với nhau, “đấu tranh” với nhau. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác
động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó.
Như vậy, không thể hiểu đấu tranh của các mặt đối lập chỉ là sự thủ tiêu
lẫn nhau của các mặt đó. Sự thủ tiêu lẫn nhau của các mặt đối lập chỉ là một
trong những hình thức đấu tranh của các mặt đối lập. Tính đa dạng của hình
thức đấu tranh giữa các mặt đối lập tùy thuộc vào tính chất của các mặt đối
lập cũng như của mối quan hệ qua lại giữa chúng, phụ thuộc vào lĩnh vực
tồn tại của các mặt đối lập, phụ thuộc vào điều kiện trong đó diễn ra cuộc
đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Với tư cách là hai trạng thái đối lập trong mối quan hệ qua lại giữa hai
mặt đối lập, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có quan hệ chặt
chẽ với nhau.
Sự thống nhất có quan hệ hữu cơ với sự đứng im, sự ổn định tạm thời của
sự vật. Sự đấu tranh có mối quan hệ gắn bó với tính tuyệt đối của sự vận
động và sự phát triển. Điều đó có nghĩa là sự thống nhất của các mặt đối lập
là tương đối, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối.
Mâu thuẫn biện chứng có quan hệ như thế nào với nguồn gốc của sự vận
động và sự phát triển?
Dựa trên những thành tựu khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật biện
chứng tìm thấy nguồn gốc của vận động và phát triển ở mâu thuẫn, ở sự đấu
tranh giữa các khuynh hướng, các mặt đối lập tồn tại trong các sự vật và
hiện tượng.