Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh
hướng đối lập của cùng một sự vật. Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật
là mâu thuẫn diễn ra trong mối liên hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác
nhau. Thí dụ, sự tác động qua lại giữa đồng hóa và dị hóa của một sinh vật là
mâu thuẫn bên trong, sự tác động qua lại giữa cơ thể và môi trường – khi xét
cơ thể là một sự vật – là mâu thuẫn bên ngoài.
Song, việc phân chia mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn
bên ngoài chỉ là tương đối. Liên quan tới thí dụ về mâu thuẫn bên ngoài vừa
nêu, nếu chúng ta xét cơ thể và môi trường như một chỉnh thể, mâu thuẫn đó
lại là mâu thuẫn bên trong. Do vậy, để xác định một mâu thuẫn nào đó là
mâu thuẫn bên trong hay mâu thuẫn bên ngoài, trước hết cần xác định phạm
vi sự vật cần xem xét.
Mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định trực tiếp đối với quá trình vận
động và phát triển của sự vật. Tuy nhiên, mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn
bên ngoài lại vận động trong sự tác động lẫn nhau. Vì thế, mỗi bước giải
quyết mâu thuẫn này lại tạo điều kiện để giải quyết mâu thuẫn kia.
Dựa trên ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, các
mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự
phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn
tại của sự vật.
Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện
nào đó của sự vật, nó quy định sự vận động và phát triển của một mặt nào đó
của sự vật.
Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự
vật trong một giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn
chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát
triển nhất định của sự vật, giải quyết nó sẽ tạo điều kiện để giải quyết mâu
thuẫn khác ở cùng giai đoạn (những mâu thuẫn thứ yếu). Sự phát triển hơn