Để có được các ý nghĩ phản ánh đúng các đối tượng, các lý do đầy đủ là
các lý do lôgích. Có nguồn gốc từ hiện thực, các lý do lôgích là các tiền đề
dưới dạng các ý nghĩ phản ánh các định lý, quy luật... (các chân lý) đã biết,
được tìm ra từ hiện thực. Do vậy, suy nghĩ tuân theo quy luật lý do đầy đủ
bảo đảm có được các ý nghĩ mang tính kết luận đúng đắn. Ví dụ, muốn
chứng minh hai tam giác và bằng nhau (kết luận đúng), bạn cần dựa vào các
lý do lôgích đúng đã biết. Đó là ba trường hợp bằng nhau của tam giác đã
được chứng minh là đúng trước đó: Cạnh–cạnh–cạnh; cạnh–góc–cạnh và
góc–cạnh–góc.
Nhìn tuần tự theo thời gian, bất kỳ đối tượng tồn tại nào đều có thể xem là
kết quả (hệ quả) của các nguyên nhân (các lý do) nhất định trước đó. Nói
cách khác, ở đây có quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả (hệ quả), hay gọi
tắt là quan hệ nhân–quả. Đến lượt mình, bất kỳ đối tượng tồn tại nào lại có
thể trở thành nguyên nhân tạo nên kết quả mới (hướng tới mục đích nào đó,
có thể đã biết, có thể chưa). Ví dụ, nước, các chất khoáng, các chất hữu cơ,
khí hậu, thời tiết... cùng cơ chế trao đổi chất của cây mận cụ thể là các
nguyên nhân dẫn đến kết quả tạo hoa, trái, hột mận. Hoa, trái mận lại trở
thành nguyên nhân (thức ăn) của sự tồn tại nhiều loài như ong, chim. Hột
mận trở thành nguyên nhân để thế hệ cây mận mới ra đời. Trái mận còn
dùng làm ô mai, là kết quả mới, còn chưa ai biết, khi món ăn đó chưa được
tạo ra.
8.3. Khái niệm
8.3.1. Nội hàm, ngoại diên, mở rộng và thu hẹp khái niệm
Như chúng ta đã biết (xem mục 1.1. Vai trò của khái niệm của quyển một
và mục nhỏ 6.4.2. Tiếp thu thông tin và các mức độ hiểu của quyển hai), các
ý nghĩ phản ánh các đặc tính của một hay nhiều đối tượng (hiểu theo nghĩa
rộng: Bất kỳ cái gì cũng có thể coi là đối tượng) hoặc chính đối tượng là các
khái niệm, được đặt tên bằng các từ ngữ. Con người suy nghĩ, giao tiếp, đối
thoại với chính mình và những người khác bằng các từ ngữ – các tên của các