phải sửa chữa xong cầu Văn Thánh 2 trong thời gian ngắn nhất; phải nhanh
chóng chấm dứt nạn tham nhũng; GDP tính theo đầu người phải đạt 5.000
USD vào năm 2010... Vì vậy, loại mâu thuẫn nói trên được đặt tên là mâu
thuẫn hành chính.
Mâu thuẫn kỹ thuật (Техническое Противоречие – tiếng Nga;
Technical Contradiction – tiếng Anh).
Những ý tưởng đầu tiên dùng để giải bài toán thường là những ý tưởng
quen thuộc, đã biết dựa trên kinh nghiệm của chính người giải, hoặc kinh
nghiệm, phương pháp có sẵn trong lĩnh vực nơi bài toán nảy sinh. Lúc này,
người giải có thể gặp loại mâu thuẫn, gọi là mâu thuẫn kỹ thuật (viết tắt là
MK). Mâu thuẫn kỹ thuật, trong trường hợp tìm ra đầy đủ, có thể được phát
biểu gồm cả hai cách, viết tắt là MK-1 và MK-2:
MK-1: Bằng cách làm quen biết này để giải bài toán thì một mặt nào đó
(A – hiểu theo nghĩa rộng như yếu tố, thông số, đặc trưng, đại lượng...) tốt
lên hoặc được lợi nhưng kéo theo mặt khác (B – cũng hiểu theo nghĩa rộng)
xấu đi hoặc bị thiệt.
MK-1 được biểu diễn thành sơ đồ sau: �1 ⇒ A ↑ ⇒ B ↓. Trong đó, A
ký hiệu cho biết A tốt lên, được lợi, đạt yêu cầu...; B – xấu đi, bị thiệt, không
đạt yêu cầu...
MK-2: Bằng cách làm quen biết khác, thì ngược lại, B tốt lên hoặc được
lợi nhưng kéo theo A xấu đi hoặc bị thiệt ( �2 ⇒ B ↑ ⇒ A ↓).
Mâu thuẫn nói trên thường gặp trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo, có lẽ vì
vậy, được đặt tên là mâu thuẫn kỹ thuật.
Ví dụ, “Để làm giảm biên độ dao động của một loại máy bay, cần tăng
diện tích bộ phận thăng bằng đứng của đuôi. Tăng diện tích lên hai lần thì
biên độ dao động cũng giảm đi hai lần nhưng kéo theo làm tăng độ nhạy
cảm của máy bay với các cơn gió. Sức cản chính diện tăng, đòi hỏi phải tăng
trọng lượng kết cấu máy bay, dẫn đến các vấn đề phức tạp hơn nữa”.
“Để xe ô tô chạy được trên đường gồ ghề, có nhiều ổ gà, mô đất đá, sàn
xe phải cách càng xa mặt đường càng tốt. Điều này làm trọng tâm của xe ở