vị trí càng cao, càng dễ bị lật”.
“Khi thiết kế thân thuyền buồm, cần phải tính đến ba yêu cầu cơ bản 1)
Sức cản gây ra do hình dạng con thuyền phải tối thiểu; 2) Sức cản do ma sát
giữa thân thuyền và nước phải tối thiểu; 3) Độ ổn định của thuyền phải tối
đa.
Các yêu cầu này mâu thuẫn nhau. Nếu thuyền có tiết diện hẹp và dài thì
nó có sức cản giảm do hình dạng nhỏ nhưng độ ổn định thấp, không mang
được đầy đủ buồm hứng gió. Nếu tăng độ ổn định bằng cách tăng tải trọng
dằn sẽ làm tăng độ mớn nước, dẫn đến làm tăng sức cản do ma sát. Nếu tăng
độ ổn định bằng cách tăng độ rộng của thân thuyền thì sức cản gây ra do
hình dạng con thuyền sẽ tăng”.
Tóm lại, trong quan hệ với mục đích cần đạt (sự phát triển), có mâu thuẫn
giữa A và B: Giữa chúng có sự không hài hòa, xung đột, được cái này, mất
cái kia... Giải bài toán có nghĩa là, phải làm cho A và B trở nên thống nhất:
A, B chung sống hòa bình, tạo tiền đề cho nhau, bổ sung, hỗ trợ nhau, thâm
nhập nhau.
Ví dụ, que chỉ dùng trong các seminar, hội nghị, hội thảo trước đây
thường làm bằng nhựa hoặc kim loại. Để đáp ứng yêu cầu chỉ những vật ở
càng ngày càng xa, que chỉ phải làm càng ngày càng dài. Nhưng que chỉ
càng dài thì càng nặng đối với người sử dụng. Ở đây có mâu thuẫn giữa hai
thông số: Độ chỉ xa của que chỉ (A) và trọng lượng của que chỉ (B).
MK-1: Nếu làm que chỉ dài thì độ chỉ xa của que chỉ tốt lên (A ↑) nhưng
kéo theo que chỉ nặng hơn (B ↓);
MK-2: Nếu làm que chỉ ngắn thì que chỉ nhẹ hơn (B ↑) nhưng độ chỉ xa
của que chỉ giảm (A ↓);
Sau này, người ta đưa ra que chỉ bằng tia laser, các thông số độ chỉ xa (A)
và trọng lượng của que chỉ (B) trở nên thống nhất. Tia laser cho độ chỉ xa xa
hơn nhiều lần que chỉ cơ học (theo như chỉ dẫn, que chỉ laser có thể chỉ xa
tới 500 mét). Tia laser là ánh sáng nên coi như không có trọng lượng. Lời
giải bài toán cho chúng ta cả A, B đều tốt.