trong việc làm nhà. Hướng nhà là một phần quan trọng của làm nhà. Đón
điều lành, tránh điều dữ, hướng tới sự phát triển là điều mong muốn gửi gắm
ở hướng nhà. Hướng ngồi, vị trí ngồi cũng vậy. Ai cũng mong muốn cái sự
ngồi của mình hướng tới điều tốt lành, được bao bọc bởi những điều thân
thiết, nhận được sự hỗ trợ từ bốn phương tám hướng. Việc ngồi ấy phải hội
tụ được cả ba yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
Mẹ tôi bảo: “Trong bốn thứ biết của làm người (biết đứng, biết đi, biết
nói, biết ngồi) biết ngồi là quan trọng nhất”. Người biết ngồi là người biết
chọn hướng ngồi. Hướng ngồi là thể hiện mình. Người có tài đức thể hiện
mình “biết người, biết mình”. Kẻ vô sỉ thể hiện mình “chỉ biết có mình”,
chọn hướng ngồi để đề cao mình vùi lấp người khác. Lại có một câu nói dân
gian, từ xa xưa tôi đã nghe: “đi quen chân, nói quen miệng, ngồi quen thói”.
Cái thói quen ngồi dai, chây ì gây cản trở cho người khác là điều không
hay. Ngẫm ra ở đời khó có ai nhìn ra cái thói quen xấu của mình. Ai cũng
thương mình. Lẽ tự nhiên mà. Người ta chỉ có thể nhận ra thói xấu ấy nếu
biết nhìn. Ngày nọ, trên chuyến xe bus, tôi thấy một chàng trai trẻ ngồi trên
ghế mắt nhìn đăm đăm về phía trước, dáng vẻ tự lự, lắm suy tư, nhiều nghĩ
ngợi, có vẻ làm việc lớn. Chàng trai ấy chắc mải mê với suy tưởng của mình
nên không nhìn thấy ở bên anh ta còn có ông già, phụ nữ có mang phải đứng
trong tư thế mệt nhọc và rất nhiều ánh mắt nhìn anh ta với vẻ oán trách.
Sau cùng, cũng phải có người nhắc anh ta nên nhường ghế cho một bà lão
ốm yếu bệnh tật ở kế bên. Mẹ tôi bảo, ở chỗ đông người, chớ chỉ biết có
nhìn lên, nhìn xuống hay nhìn một phía. Phải biết nhìn trước, ngó sau, nhìn
xung quanh xem mình có gây phiền hà hoặc cản trở ai không. Đấy là bài học
đầu tiên, bài học sơ đẳng về biết nhìn. Có biết nhìn, mới biết ngồi trông
hướng. Bao năm lăn lóc, bươn chải trên đường đời, nghiệm ra chuyện biết
ngồi khó lắm thay, người biết ngồi ít lắm thay...” (Trích bài “Ăn và ngồi”
của Trần Văn Tuấn, đăng trên báo “Sài Gòn Giải Phóng”, ra ngày 7/5/2006).
¤ “Ghé thăm nhà người bạn, nghe họ than phiền về đứa con trai: “Mới lớp
3 đã đeo kính cận 5,5 độ. Độ cận cứ tăng ào ào...” Lên phòng tận mục sở
thị cảnh cậu bé ngồi học bài, tôi mới vỡ lẽ…