GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 27

người. Nhà triết học Diogen nhổ sạch lông một con gà, mang đến chỗ Platon
và nói: “Đây là con người của ông đấy”. Sau “sự cố” này, Platon sửa lại
định nghĩa của mình: “Con người là động vật không có lông vũ, đi bằng hai
chân với những móng rộng”
. Một nhà triết học khác định nghĩa: “Con
người là động vật có dái tai mềm”
. Quả thật, trớ trêu thay, trong tất cả các
động vật, chỉ có con người có dái tai mềm.

Tuy đạt yêu cầu nhận dạng đối tượng được định nghĩa và phân biệt nó với

các đối tượng khác, các định nghĩa trên không nêu được nội dung sâu sắc
của khái niệm “con người”. Chúng nhắm đến các đặc điểm bên ngoài mang
tính ngẫu nhiên mà không cho biết gì về bản chất của con người. Liệu con
người có đánh mất bản chất của chính mình không, nếu các móng thu hẹp
lại, hoặc dái tai trở nên cứng? Chắc chắn là không. Chính vì vậy, ngoài yêu
cầu nhận dạng và phân biệt, yêu cầu làm rõ bản chất của đối tượng được
định nghĩa cũng phải được đáp ứng. Các vấn đề phức tạp thường nảy sinh
liên quan đến việc làm thỏa mãn cả yêu cầu làm rõ bản chất của đối tượng,
khi tiến hành định nghĩa các khái niệm.

Một định nghĩa tốt là định nghĩa phản ánh được bản chất của đối tượng

được định nghĩa. Nhưng bản chất thường không nằm lộ trên bề mặt, do vậy,
cần có những nghiên cứu càng ngày, càng sâu sắc để phát hiện những thuộc
tính bản chất của đối tượng cho trước. Đằng sau bản chất bậc một luôn ẩn
giấu bản chất bậc hai; đằng sau bản chất bậc hai – bản chất bậc ba... cứ như
thế không có bản chất cuối cùng. Điều này giải thích, vì sao một đối tượng
nào đó cứ được nghiên cứu dài dài, không có điểm dừng; vì sao định nghĩa
của nó thay đổi theo thời gian và vì sao kiến thức của một bộ môn khoa học
nào đó nằm trong chính nội dung (định nghĩa) của các khái niệm chứ không
phải hình thức (tên gọi) của các khái niệm. Như vậy, tính sâu sắc của định
nghĩa phụ thuộc trực tiếp vào mức độ hiểu biết bản chất của đối tượng được
định nghĩa. Chúng ta hiểu biết về bản chất của đối tượng nào đó càng sâu
sắc, xác suất có được định nghĩa tốt về đối tượng đó càng lớn.

Quay trở lại với quá trình “tiến hóa” của định nghĩa về con người. Nhà

văn F. Rable coi con người là động vật biết cười, nhà triết học A. Bergson:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.