GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 31

loài kế liền trên đối với A) và D là các dấu hiệu đặc thù (các dấu hiệu
của khái niệm giống A), giúp tách những đối tượng thuộc ngoại diên
khái niệm A riêng ra. Cách định nghĩa vừa nêu được gọi là định nghĩa
thông qua loài và sự khác nhau về giống.

Ví dụ, “Tam giác đều (A) là tam giác có ba cạnh bằng nhau (B)”. Ở đây,

A là “tam giác đều”; B gồm C là “tam giác” (“tam giác” là loài so với “tam
giác đều”, hay nói khác đi, “tam giác đều” là giống của “tam giác”); D là
“ba cạnh bằng nhau” (“ba cạnh bằng nhau” là các thuộc tính đặc thù của
giống A – “tam giác đều”).

Định nghĩa thông qua loài–giống là một trong những cách định nghĩa
đơn giản và phổ biến nhất. Trong từ điển các loại, phần lớn các định
nghĩa là thuộc loại này. Định nghĩa thông qua loài–giống đòi hỏi phải
tuân theo những quy tắc định nghĩa nhất định:

1) Khái niệm cần được định nghĩa và khái niệm dùng để định nghĩa phải

thay thế nhau được.

Điều này có nghĩa, trong một đoạn văn chẳng hạn, lúc dùng khái niệm A,

lúc thay thế bằng khái niệm B, tính đúng đắn của đoạn văn không vì thế mà
thay đổi.

2) Ngoại diên của khái niệm cần được định nghĩa và ngoại diên của khái

niệm dùng để định nghĩa phải như nhau.

Nếu như ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa rộng hơn ngoại

diên của khái niệm cần được định nghĩa, chúng ta có loại sai lầm: Định
nghĩa quá rộng. Ngược lại, nếu như ngoại diên của khái niệm dùng để định
nghĩa hẹp hơn ngoại diên của khái niệm cần được định nghĩa, chúng ta có
loại sai lầm: Định nghĩa quá hẹp.

3) Định nghĩa không được luẩn quẩn.

Không được định nghĩa khái niệm thông qua chính nó một cách trực tiếp

hay gián tiếp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.