GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 324

chương trình, người ta nêu rõ những người, những phương tiện cụ thể tham
gia thực hiện kế hoạch, hệ thống kiểm tra, giám sát, báo cáo, phối hợp lẫn
nhau và phối hợp với các chương trình khác. Chương trình, xuất phát từ kế
hoạch, hiểu theo nghĩa, phải đạt được các chỉ tiêu (kể cả các chỉ tiêu số
lượng) dự kiến trong kế hoạch, nhưng linh động, mềm dẻo hơn kế hoạch.
Điều này thể hiện ở chỗ, chương trình thường xuyên tương tác với các dự
báo mà quá trình lập và hoàn chỉnh dự báo cũng mang tính thường xuyên,
liên tục theo thời gian. Sự thay đổi các phương án dự báo trở thành các điều
chỉnh (chỉnh sửa) tương ứng, được đưa vào các chương trình mà không làm
thay đổi các chỉ tiêu của kế hoạch đề ra. Tuy vậy, trong những trường hợp
cần thiết, người ta không chỉ điều chỉnh chương trình mà điều chỉnh cả kế
hoạch, tùy theo sự điều chỉnh dự báo.

Các dự báo có thể được phân loại theo nhiều cách (tiêu chuẩn, dấu
hiệu) khác nhau. Dưới đây là một số cách thường dùng:

1) Phân loại theo đặc trưng của đối tượng được dự báo như các dự báo

khoa học–kỹ thuật; y–sinh học; kinh tế–xã hội; chính trị–quân sự... Sau đó,
từng nhóm nói trên lại được chi tiết hóa cũng theo đặc trưng của đối tượng
được dự báo như các dự báo kinh tế–xã hội gồm có: các dự báo xã hội học;
dân số; tài nguyên kinh tế; kinh tế; đô thị hóa; giáo dục; nghệ thuật; pháp
luật–xã hội; các hệ quả về kinh tế–xã hội do các tiến bộ khoa học–kỹ thuật
đem lại...

2) Phân loại theo thời hạn dự báo (thời gian ngắm đón) như dự báo ngắn

hạn (1–2 năm); trung hạn (5 đến 7 năm); dài hạn (đến 30 năm và lâu hơn).

3) Phân loại theo quy mô dự báo như nghề, ngành, liên ngành, lĩnh vực...;

địa phương, quốc gia, khu vực, toàn cầu.

4) Phân loại theo chức năng của dự báo như chức năng nghiên cứu; ứng

dụng; tổ chức.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.