“làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”. Mục đích đề ra “đuổi kịp và vượt
các nước đi trước” có thể không đạt được hoặc có thể đạt được nhưng phải
trả giá đắt về những mặt khác, do vậy, không có sự phát triển bền vững.
Sử dụng các phương pháp so sánh loại hai khó hơn, các dự báo tìm ra
mang tính mạo hiểm cao hơn vì cần những nỗ lực sáng tạo, đổi mới nhằm
xác định và xây dựng những con đường tắt chưa ai đi đến vị trí phát triển
hiện nay của những nước đi trước, khác với những con đường mà những
nước đi trước đã từng qua. Thực tế cho thấy đã có những cuộc “đổi ngôi”
ngoạn mục giữa những nước/tổ chức đi sau và những nước/tổ chức đi trước
trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Đấy là, đuổi kịp và vượt các
nước/tổ chức đi trước một cách “thông minh” giúp tạo ra sự phát triển
nhanh, bền vững và ít trả giá nhờ rút kinh nghiệm, học trên sai lầm của
những nước/tổ chức đi trước, tận dụng được các cơ hội mới không có trong
quá khứ của những nước/tổ chức đi trước. Bạn đọc có thể xem lại các điểm
1, 2 của mục nhỏ 10.3.2. Một số điểm cần lưu ý về tính ì hệ thống, có liên
quan đến nhận xét vừa nêu.
Trong quản lý chất lượng, các ý tưởng của các phương pháp so sánh được
thích nghi hóa và phát triển thành loại phương pháp với tên gọi
Benchmarking (tạm dịch là “Vạch mức”).
10.5. Tư duy hệ thống trong giải quyết
vấn đề và ra quyết định
10.5.1. Tiêu chuẩn của quyết định tốt: Nhìn theo quan điểm hệ thống phát
triển bền vững
Quyết định được hiểu là phương án lời giải tối ưu mà người giải thực
hiện (hành động) trên thực tế (xem mục 1.2. Một số khái niệm cơ bản
và các ý nghĩa của chúng của quyển một). Phương án lời giải tối ưu
được người giải chọn ra từ các phương án (cách) đạt đến mục đích đã