nhiều nhân tố ảnh hưởng đến giá trị hoặc xác suất thành công của mỗi
phương án lời giải.
Trình tự thường dùng để ra quyết định gồm các giai đoạn (bước) được
tiến hành như sau:
1) Phát biểu mục đích.
2) Thành lập danh sách đầy đủ nhất có thể có các phương án đạt mục đích
(các lời giải). Nếu khởi đầu là bài toán chưa có các phương án lời giải,
người giải phải đi giải bài toán đó để có được danh sách nói trên.
3) Thành lập danh sách đầy đủ nhất có thể có các nhân tố ảnh hưởng đến
các giá trị của lời giải. Ở đây có thể dùng danh sách các câu hỏi kiểm tra
(Check-list). Phương pháp danh sách các câu hỏi kiểm tra sẽ được trình bày
chi tiết trong quyển sáu “Các phương pháp sáng tạo”.
4) Sử dụng danh sách các nhân tố để đánh giá và loại bỏ các phương án
lời giải được coi là không thích hợp. Các phương pháp đánh giá dùng ở đây
có thể là định lượng hoặc/và định tính. Các nguyên nhân loại bỏ các phương
án phải được giải thích một cách lôgích, có lý.
5) Sử dụng các phương án lời giải được giữ lại để loại bỏ những nhân tố
cho phép đạt yêu cầu nào đó của mục đích. Ví dụ, nếu tất cả các phương án
lời giải được giữ lại đều đạt các yêu cầu về kinh tế thì các nhân tố kinh tế bị
loại bỏ. Ngoài ra, những nhân tố nào ảnh hưởng giống như nhau đến tất cả
các phương án được giữ lại, cũng không còn cần để ý đến nữa.
6) Sau khi thực hiện các bước ở trên, những khả năng sau có thể xảy ra:
a) Nếu không còn gì để lựa chọn, cần các nỗ lực sáng tạo tiếp đi tìm danh
sách các phương án lời giải mới.
b) Nếu tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn bị loại bỏ, có thể
chọn tình cờ một trong số các phương án lời giải được giữ lại như là quyết
định.
c) Nếu như chỉ còn lại phương án lời giải duy nhất thì việc quyết định tùy
thuộc vào chủ quan của người giải. Nếu người giải hài lòng, thích phương
án thì phương án đó chính là quyết định. Nếu không, người giải có thể quay