GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 337

Trước hết, người viết giúp bạn đọc nhớ lại, trong nội dung của khái
niệm đổi mới và khi thực hiện quá trình đổi mới, những cái mới tạo ra
phải được các hệ thống liên quan tiếp nhận một cách đầy đủ, ổn định và
bền vững để những hệ liên quan hoạt động tốt hơn trước (xem mục 1.2.
Một số khái niệm cơ bản và các ý nghĩa của chúng
của quyển một và
Hình 41 của quyển hai). Các hệ thống liên quan chính là các hệ thống
có trong các bài toán, gặp trên con đường dẫn đến đổi mới hoàn toàn.
Đó là các hệ: hệ cần cải tiến, hệ những người giải, hệ những người thực
hiện, hệ thực tế, hệ môi trường... Hệ liên quan tiếp nhận những cái mới
một cách bền vững, được hiểu là, sau khi tiếp nhận, hệ liên quan hoạt
động tốt hơn trước và những cái mới đó không làm nảy sinh những vấn
đề mới cho hệ liên quan. Về nguyên tắc, những sáng tạo và đổi mới
thành công là những sáng tạo và đổi mới chỉ đem lại các ích lợi mà
không phải trả giá hoặc trả đúng giá, không làm nảy sinh các vấn đề
mới trong tương lai. Những sáng tạo và đổi mới như vậy mới thực sự
đem lại sự phát triển bền vững: phát triển nhờ tiếp nhận những cái mới
đem lại ích lợi thặng dư và không vì thế làm nảy sinh các vấn đề không
mong muốn trong tương lai.

Tư duy hệ thống đòi hỏi người giải không chỉ suy nghĩ về hệ thống có

trong bài toán mà tất cả các hệ thống có trong không gian hệ thống theo các
luận điểm (hiểu theo nghĩa rộng nhất) của khoa học hệ thống, ít nhất, suy
nghĩ về 9N hệ và môi trường nếu có N cách xem xét, hoặc 9 hệ và môi
trường nếu chỉ có một cách xem xét (xem mục 10.2. Một số khái niệm cơ
bản và những điều cần lưu ý về tư duy hệ thống
trong chương này). Lúc đó,
hệ có trong bài toán không còn được xem xét như hệ cô lập mà liên kết với
các hệ khác và do hiệu ứng lan tỏa khắp không gian hệ thống, những thay
đổi ích lợi cho hệ có trong bài toán có thể trở thành hại đối với các hệ khác
trong không gian hệ thống. Chưa kể, sự thay đổi vòng trở lại hệ có trong bài
toán làm nảy sinh các bài toán mới, kiểu “gậy ông đập lưng ông”, “đời cha
ăn mặn, đời con khát nước”, “quả báo”
thì sự phát triển của hệ có trong bài
toán không còn là sự phát triển bền vững nữa. Như vậy, tư duy hệ thống về

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.