GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 338

phát triển bền vững đòi hỏi rộng hơn: Toàn bộ không gian hệ thống phải
phát triển bền vững, chứ không phải chỉ có hệ riêng lẻ phát triển bền vững,
bởi vì, hệ riêng lẻ không phải là hệ cô lập tuyệt đối. Thêm nữa, hệ riêng lẻ
không thể phát triển bền vững, nếu như các hệ khác trong không gian hệ
thống không phát triển bền vững. Tuy nhiên, đòi hỏi này rất khó thực hiện.
Yêu cầu tối thiểu là, quyết định không chỉ tốt với hệ có trong bài toán, ít
nhất, tốt với 9N hệ đối với hệ có N cách xem xét và với môi trường (xem
Hình 132 của quyển sách này); hoặc tốt với 9 hệ đối với hệ có một cách xem
xét và với môi trường (xem Hình 134 và Hình 135 của quyển sách này).

Tóm lại, nhìn theo quan điểm hệ thống phát triển bền vững của tư duy hệ

thống, một quyết định tốt không chỉ tốt đối với hệ có trong bài toán mà tốt
với tất cả các hệ có trong không gian hệ thống (kể cả hệ môi trường). Ít nhất,
quyết định đó tốt với 9N hệ đối với hệ có N cách xem xét và với môi trường;
hoặc 9 hệ đối với hệ có một cách xem xét và với môi trường. Người viết gọi
yêu cầu vừa nêu đối với việc ra quyết định là “tiêu chuẩn của quyết định
tốt”
.

“Tốt” ở đây được hiểu: quyết định đạt được mục đích phát triển đề ra

trong bài toán và không làm ảnh hưởng xấu đến các hệ thống khác trong
không gian hệ thống. Còn nếu các hệ thống khác trong không gian hệ thống
lại còn trở nên tốt hơn trước thì càng được hoan nghênh.

Đến đây, bạn đọc có thể thấy mối liên quan giữa tư duy hệ thống và tư

duy biện chứng: Nếu tư duy hệ thống phát hiện lời giải cho trước của bài
toán dẫn đến mâu thuẫn kiểu hệ trong bài toán tốt lên (đạt được mục đích)
nhưng kéo theo hệ khác nào đó trong không gian hệ thống xấu đi, tư duy
biện chứng phải nhập cuộc giải quyết mâu thuẫn này để đưa ra lời giải tất cả
các hệ đều thắng (All–Systems–Win– Solution). Điều này cũng có nghĩa,
đối với các đàm phán hai bên, quyết định được tiếp nhận không chỉ là “hai
bên cùng thắng”
mà còn “các bên thứ ba cũng thắng” hiểu theo nghĩa, ít ra,
các bên thứ ba (kể cả môi trường) không bị xấu đi vì quyết định đó.

Nếu người ra quyết định không chú ý tuân theo tiêu chuẩn của quyết định

tốt thì sớm hay muộn, trong tương lai sẽ nảy sinh các bài toán cho chính

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.