biết hoặc từ các phương án lời giải do người giải tự tìm ra khi giải
quyết vấn đề cho trước.
Suy nghĩ ra quyết định trước khi thực hiện (hành động) là công việc cần
thiết vì, không kinh tế hoặc không thể, nếu nghĩ ra phương án nào thì thực
hiện ngay, thấy sai mới nghĩ tiếp tìm phương án khác rồi lại đem thử trên
thực tế... Cứ thế, cho đến khi tìm được phương án lời giải tối ưu (xem các
mục 2.2. Phương pháp thử và sai, 2.3. Các ưu và nhược điểm của phương
pháp thử và sai của quyển một). Hoặc cùng một lúc thực hiện thật trên thực
tế tất cả các phương án lời giải để xác định phương án lời giải nào là tối ưu.
Tình huống, ở đó người giải phải suy nghĩ ra quyết định có ba đặc trưng
sau:
1) Có mục đích nêu ra cần đạt.
2) Có các phương án lời giải khác nhau để lựa chọn (Alternatives). Các
phương án này có thể khác nhau về chi phí (giá thành), xác suất thành công,
độ tin cậy... mà không phải bao giờ cũng có thể xác định, đánh giá được với
độ chính xác cao. Cho nên, ra quyết định thường xảy ra trong hoàn cảnh có
nhiều điều còn chưa rõ ràng, xác định.
3) Có số lượng lớn các nhân tố cần phải tính đến khi ra quyết định. Các
nhân tố này có thể là các nhân tố kinh tế, kỹ thuật, xã hội, nhu cầu, thị hiếu
của những người tiếp nhận quyết định, các đặc điểm cá nhân của chính
người ra quyết định... Trong số đó, có các nhân tố định lượng và các nhân tố
định tính. Điều này có nghĩa, có những nhân tố có thể xử lý, đánh giá được
bằng các phương pháp toán học, máy tính điện tử và có những nhân tố phải
xử lý, đánh giá bằng những phương pháp định tính, kể cả các phẩm chất tâm
lý cá nhân của người ra quyết định, như liên tưởng, trí tưởng tượng, linh
tính. Trong ý nghĩa này, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, công việc suy nghĩ
ra quyết định là công việc vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ
thuật.
Tóm lại, sự cần thiết phải ra quyết định chỉ xuất hiện trong trường hợp có
mục đích cần đạt; có các phương án (cách) khác nhau đạt đến mục đích; có