Giả sử, sách trong hiệu sách được phân chia rất lôgích, chỉ theo dấu hiệu
chuyên môn. Trong khi cái mà bạn muốn mua là một số hoặc trọn bộ sách
giáo khoa lớp 12, bạn sẽ thấy bất tiện như thế nào, khi phải tìm lần lượt các
kệ bày, thu gom từng quyển sách.
Qua ví dụ vừa nêu, người viết muốn lưu ý bạn đọc tránh cực đoan: Lúc
nào cũng đòi hỏi phải phân chia lôgích một cách chặt chẽ. Phân chia không
phải vị phân chia, phân chia nhằm phục vụ cho mục đích nào đó, đối tượng
sử dụng nào đó, nhằm giải quyết vấn đề nào đó. Trong cuộc sống, công việc
hàng ngày, các mục đích, đối tượng sử dụng sự phân chia khái niệm rất đa
dạng, do vậy, sự phân chia cũng phải rất đa dạng về cơ sở phân chia, tổ hợp
của chúng... Bạn đừng ngại, nếu như có những tình huống, để đạt mục đích
tốt, giải quyết được vấn đề và ra quyết định đúng, bạn phải vi phạm một hay
vài quy tắc phân chia lôgích, như ví dụ về hiệu sách nêu ở trên. Có những
lúc bạn cần cả sự phân chia không lôgích để tạo những hiệu ứng cần thiết
như tạo tò mò, lôi cuốn sự chú ý, gây cười...
Tóm lại, phân chia lôgích cũng có phạm vi áp dụng của nó và không nên
dùng nó ra ngoài phạm vi áp dụng đó.
8.4. Phán đoán
8.4.1. Định nghĩa, cấu trúc và hình thức ngôn ngữ của phán đoán
Phán đoán là ý nghĩ liên kết các khái niệm lại với nhau và có dạng khẳng
định: Khái niệm này là khái niệm kia, hoặc phủ định: Khái niệm này không
là khái niệm kia. Phán đoán có thể đúng, có thể sai.
Ví dụ, phán đoán khẳng định: “Hình dạng của Trái Đất là hình cầu”
(phán đoán đúng). Phán đoán phủ định: “Học sinh A không là học sinh
kém”. Nếu trên thực tế A là học sinh kém thì phán đoán này là sai.
Ý nghĩ–khái niệm được hình thức hóa bằng từ (cụm từ). Ý nghĩ–phán
đoán (liên kết các khái niệm) có hình thức là một câu (mệnh đề) khẳng định
hoặc phủ định. Mỗi câu (phán đoán) có ba bộ phận: Chủ từ (trong lôgích học