ký hiệu là S), liên từ lôgích (sẽ gọi tắt là liên từ) và thuộc từ (từ chỉ thuộc
tính ký hiệu là P). Trong hai ví dụ về phán đoán ở trên, Trái Đất và học sinh
A là những chủ từ (S); là, không là – những liên từ; hình cầu, kém – những
thuộc từ (P). Chúng ta có thể thấy, chủ từ phản ánh đối tượng mà bạn nghĩ
đến; thuộc từ phản ánh thuộc tính của đối tượng; liên từ cho biết cách liên
kết (khẳng định hay phủ định) chủ từ với thuộc từ.
Trong trường hợp chung, phán đoán lôgích có cấu trúc:
- S là P đối với phán đoán khẳng định.
- S không (phải) là P đối với phán đoán phủ định.
Hình thức của phán đoán là câu nhưng câu–phán đoán lôgích và câu
của ngôn ngữ tự nhiên (đời thường) có nhiều điểm khác nhau, không
thể đồng nhất chúng với nhau. Bởi vì, lôgích học không nghiên cứu
ngôn ngữ và các quy luật, quy tắc trong lôgích hình thức không giống
như các quy luật, quy tắc trong ngôn ngữ. Dưới đây là một số điểm cần
lưu ý về sự khác nhau đó:
- Trong khi câu–ngôn ngữ có nhiều loại thì câu–phán đoán chỉ quan tâm
hai loại câu khẳng định và phủ định. Do vậy, những câu không thuộc hai loại
trên như nghi vấn, mệnh lệnh, khuyên bảo... không được coi là các phán
đoán. Ví dụ, các câu như “Liệu có nền văn minh ngoài Trái Đất không?”,
“Anh làm ơn ra ngoài chờ tôi một lát!”, “Chị nên tìm đọc sách dạy nấu
ăn!”... không phải là các phán đoán.
- Câu–ngôn ngữ có nhiều hình thức để diễn đạt cùng một ý nghĩ. Ví dụ, để
diễn tả “Hình dạng Trái Đất là hình cầu”, có nhiều cách như “Trái Đất
tròn”, “Quả Đất giống quả cam”, “Hành tinh của chúng ta là quả cầu
xanh”, “Quả cầu xanh”, “Nó tròn”...
- Có nhiều bẫy trong ngôn ngữ dẫn đến sự hiểu lầm (xem mục nhỏ 6.4.3.
Ngôn ngữ, ký hiệu, hình vẽ của quyển hai).