GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 43

1c) Phán đoán tồn tại là phán đoán khẳng định hoặc phủ định sự tồn tại

của đối tượng. Ví dụ, “Không tồn tại nền văn minh ngoài Trái Đất”.

2) Phân loại phán đoán theo quan hệ với hiện thực:

2a) Phán đoán khả năng là phán đoán phản ánh những điều có thể đúng

hoặc sai, chưa biết một cách chắn chắn. Ví dụ, “Mùa đông này có thể ấm”,
“Có thể đã có con người sống ở đây”, “Máy tính có thể bán hết trong tuần
sau”
.

2b) Phán đoán thực là phán đoán phản ánh tình trạng có thực của đối

tượng trong quá khứ và hiện tại. Ví dụ, “Bạn An năm ngoái cao 1,57 mét”,
“Bạn Hoa có nước da trắng”
.

2c) Phán đoán tất yếu là phán đoán khẳng định hoặc phủ định một cách

chắc chắn dựa trên những hiểu biết mang tính quy luật. Ví dụ, “Có công mài
sắt, có ngày nên kim”, “Hết mưa, trời lại sáng”
.

Người ta còn phân loại phán đoán theo chất, lượng, chất và lượng.

1) Phân loại phán đoán theo chất:

Chất ở đây được hiểu là sự khác nhau giữa “có thuộc tính đó” và “không

có thuộc tính đó”. Do vậy, phân loại phán đoán theo chất, người ta có hai
loại sau:

1a) Phán đoán khẳng định với công thức “S là P”.

1b) Phán đoán phủ định với công thức “S không là P”.

2) Phân loại phán đoán theo lượng:

Lượng ở đây được hiểu là số lượng. Phân loại phán đoán theo lượng, trên

thực tế là phân loại phán đoán theo số lượng các đối tượng thuộc ngoại diên
của chủ từ. Người ta có ba loại sau:

2a) Phán đoán toàn thể (còn gọi là phán đoán chung) là phán đoán chỉ ra

toàn bộ các đối tượng thuộc ngoại diên chủ từ đều có cùng một thuộc tính
nào đó. Ví dụ, “Mọi người đều phải chết”, “Bất kỳ sinh vật sống nào cũng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.