GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 45

II. Phán đoán phức

Phán đoán phức là phán đoán bao gồm các phán đoán đơn, liên kết với

nhau bằng các liên từ lôgích. Phán đoán phức có thể phân thành các loại sau:

1) Phán đoán kết hợp

Đây là phán đoán phức, tạo thành từ các phán đoán đơn, liên kết với nhau

bằng liên từ lôgích “và”.

Ví dụ, từ hai phán đoán đơn “Hà thích bóng chuyền”; “Minh thích bóng

đá”, ta có phán đoán kết hợp: “Hà thích bóng chuyền và Minh thích bóng
đá”
.

Đối với phán đoán kết hợp, chỉ khi các phán đoán đơn đồng thời đều đúng

thì phán đoán kết hợp mới đúng. Nó sẽ sai khi ít nhất có một phán đoán đơn
sai.

2) Phán đoán lựa chọn

Phán đoán lựa chọn, tạo thành từ các phán đoán đơn, liên kết với nhau

bằng liên từ lôgích “hoặc”. Đi vào cụ thể, phán đoán lựa chọn lại chia
thành:

2a) Phán đoán lựa chọn kết hợp

Ở đây, sự lựa chọn có khả năng kết hợp với nhau chứ không phải loại trừ

nhau.

Ví dụ, “Sản xuất hàng hóa có thể nộp thuế bằng tiền hoặc hiện vật”.

Người nộp thuế có quyền lựa chọn tiền hoặc hiện vật; hoặc kết hợp phần này
nộp tiền và phần kia nộp hiện vật.

2b) Phán đoán lựa chọn tuyệt đối

Lúc này, sự lựa chọn là hoặc cái này, hoặc cái kia vì chúng loại trừ nhau.

Ví dụ, “8 giờ sáng mai tôi sẽ đi xe lửa hoặc máy bay ra Hà Nội”. Trong ví
dụ này, không thể vừa đi xe lửa, vừa đi máy bay ra Hà Nội được.

3) Phán đoán có điều kiện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.