GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 46

Phán đoán có điều kiện, tạo thành từ các phán đoán đơn, liên kết với nhau

bằng liên từ lôgích “Nếu... thì...”.

Ví dụ, “Nếu bật máy lạnh thì phòng mát”. Trong phán đoán có điều kiện,

có sự phản ánh quan hệ nhân quả.

8.4.3. Quan hệ giữa các phán đoán cơ bản

Hình 95 mô tả quan hệ giữa các phán đoán cơ bản (xem mục nhỏ 8.4.2.

Các loại phán đoán, phần I.3) Phân loại phán đoán theo chất và lượng).

Hình 95: Quan hệ giữa các phán đoán cơ bản (hình vuông lôgích hay còn

gọi là hình vuông các mặt đối lập)

Các phán đoán đơn so sánh được là các phán đoán đơn có cùng chủ từ và

thuộc từ nhưng khác nhau về chất hoặc lượng; hoặc cả chất và lượng của
chúng.

Để dễ trình bày quan hệ giữa các phán đoán cơ bản, người viết sử dụng

các ví dụ cụ thể:

A (Phán đoán khẳng định toàn thể), ví dụ, “Tất cả học sinh lớp này là học

sinh trên trung bình”.

E (Phán đoán phủ định toàn thể), ví dụ, “Tất cả học sinh lớp này không là

học sinh trên trung bình”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.