không thể kết luận E đúng hoặc A đúng. Có thể A và E cùng sai, vì trong lớp
có một số em trên trung bình, trung bình và số em còn lại dưới trung bình.
- Quan hệ giữa I và O là quan hệ đối chọi dưới cho bộ phận: Các phán
đoán đối chọi dưới có thể cùng đúng.
Rõ ràng, I “Một số học sinh lớp này là học sinh trên trung bình” và O
“Một số học sinh lớp này không là học sinh trên trung bình” đều có thể
đúng. Trường hợp này được mô tả trên Hình 96.
Hình 96: Quan hệ có thể cùng đúng giữa I và O
Tuy nhiên, từ phán đoán này đúng không thể suy ra phán đoán kia là đúng
hay sai, vì còn phụ thuộc vào phán đoán A. Ví dụ, nếu I đúng thì O có thể
đúng, khi rơi vào trường hợp mô tả trên Hình 96 (A là sai); O có thể sai, khi
A “Tất cả học sinh lớp này là học sinh trên trung bình” là đúng. Tương tự
như vậy với trường hợp O đúng thì I có thể đúng hoặc sai. Bạn đọc có thể tự
mình kiểm tra.
Trong khi đó, nếu I sai thì suy ra O đúng và nếu O sai thì suy ra I đúng. Ví
dụ, nếu I “Một số học sinh lớp này là học sinh trên trung bình” là sai. Điều
này có nghĩa: Không có học sinh nào trong lớp này là học sinh trên trung
bình, hoặc có các nghĩa: 1) Tất cả học sinh lớp này là học sinh từ trung bình
trở xuống (trung bình và dưới trung bình); 2) Tất cả học sinh lớp này là học
sinh trung bình; 3) Tất cả học sinh lớp này là học sinh dưới trung bình.