GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH - TẬP 3 - Trang 49

Do vậy, O “Một số học sinh lớp này không là học sinh trên trung bình”

đúng: Luôn luôn có thể tìm được một số học sinh từ trung bình trở xuống
(trung bình và dưới trung bình; hoặc chỉ có trung bình; hoặc chỉ có dưới
trung bình, tùy theo trường hợp cụ thể). Bạn đọc tự mình kiểm tra trường
hợp nếu O sai thì suy ra I đúng.

Cũng từ những gì trình bày về quan hệ giữa I và O ở trên, chúng ta thấy I

và O không thể cùng sai.

Tóm lại, quan hệ đối chọi dưới giữa I và O là quan hệ có thể cùng đúng;

cái này đúng thì cái kia chưa rõ, cái kia đúng thì cái này chưa rõ; cái này sai
thì cái kia đúng, cái kia sai thì cái này đúng; không thể cùng sai.

- Quan hệ giữa A và O là quan hệ mâu thuẫn. Trong quan hệ mâu thuẫn,

nếu cái này đúng thì cái kia sai và ngược lại, cái này sai thì cái kia đúng. Các
phán đoán mâu thuẫn không thể cùng đúng; không thể cùng sai.

Ví dụ, nếu A “Tất cả học sinh lớp này là học sinh trên trung bình”

đúng thì O “Một số học sinh lớp này không là học sinh trên trung bình”
sai. Ngược lại, nếu A “Tất cả học sinh lớp này là học sinh trên trung bình”
là sai thì O “Một số học sinh lớp này không là học sinh trên trung bình”
đúng. Tương tự, nếu giả thiết O đúng thì A sẽ sai và O sai thì A sẽ đúng.

- Quan hệ giữa E với I cũng là quan hệ mâu thuẫn. Bạn đọc có thể tự kiểm

tra.

Các phán đoán đơn không so sánh được là các phán đoán có chủ từ
hoặc thuộc từ khác nhau. Ví dụ:

A: “Tất cả học sinh lớp này là học sinh trên trung bình”.

E: “Tất cả học sinh lớp này không là học sinh Việt Nam”.

I: “Một số cây trong vườn này là do các em học sinh trên trung bình

trồng”.

O: “Một số cây trong vườn này không là cây mít”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.