Theo nghĩa rộng, suy luận là thao tác lôgích, nhờ nó mà từ một hoặc vài
phán đoán được tiếp nhận ban đầu (tiền đề), người suy nghĩ thu được phán
đoán mới (kết luận, hệ quả). Như vậy, suy luận là quá trình nhận thức hiện
thực một cách gián tiếp chứ không phải trực tiếp thông qua các giác quan.
Suy luận có cấu trúc gồm ba phần (bộ phận, yếu tố): Tiền đề, cách lập
luận và kết luận. Tiền đề có thể là một hoặc nhiều phán đoán, được xem là
chân thực. Cách lập luận là phương pháp tư duy lý lẽ hóa quá trình dẫn dắt
từ tiền đề đến kết luận. Kết luận là phán đoán mới có được nhờ cách lập
luận. Kết luận là nội dung hiểu biết mới không thấy rõ ngay trong các phán
đoán tiền đề.
Suy luận trong thực tế có thể đúng, có thể sai, mặc dù, người suy nghĩ
luôn mong suy luận, đặc biệt, kết luận của mình là đúng. Để có suy luận
đúng, cần những điều kiện cụ thể và cần tuân theo các quy luật, quy tắc
lôgích. Những vấn đề này sẽ được trình bày trong các mục nhỏ tiếp theo.
Suy luận có hai dạng cơ bản: Suy luận diễn dịch và suy luận quy nạp.
Ngoài ra, còn có dạng suy luận quy nạp đặc biệt: Suy luận dựa trên sự tương
tự, được gọi tắt là suy luận tương tự hoặc phép tương tự.
8.5.2. Suy luận diễn dịch
Suy luận diễn dịch là suy luận với cách lập luận đi từ tiền đề phản ánh
hiểu biết chung, đến kết luận phản ánh hiểu biết riêng. Ví dụ:
- Nếu mưa, đất ướt; mưa, vậy đất ướt.
- Tất cả chất lỏng có tính đàn hồi; nước là chất lỏng, cho nên, nước có
tính đàn hồi.
- Nếu ngày bắt đầu, thì thấy ánh sáng mặt trời; không thấy ánh sáng mặt
trời, điều này có nghĩa, ngày còn chưa bắt đầu.
Điểm đặc biệt của suy luận diễn dịch về mặt nguyên tắc là: Từ tiền đề
đúng, nó luôn dẫn đến kết luận đúng, khi cách lập luận tuân theo các quy