phải trao đổi chất”. Phán đoán toàn thể có công thức: “Mọi S là P” hoặc
“Mọi S không là P”.
2b) Phán đoán bộ phận là phán đoán chỉ ra rằng, chỉ có một số đối tượng
thuộc ngoại diên chủ từ có thuộc tính cho trước. Ví dụ, “Một số học sinh là
học sinh giỏi”, “Có những sinh vật chịu lạnh rất tốt”. Phán đoán bộ phận có
công thức: “Một số S là P” hoặc “Một số S không là P”.
2c) Phán đoán đơn nhất là phán đoán chỉ ra thuộc tính của chủ từ, mà
ngoại diên của chủ từ chỉ bao gồm một đối tượng. Ví dụ, “Học sinh A là học
sinh giỏi”, “Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất”.
3) Phân loại phán đoán theo chất và lượng:
Đây là phân loại kết hợp 1) và 2). Điều này có thể làm được vì phán đoán
nào cũng hàm chứa thuộc tính P và số lượng S. Nếu xem trường hợp 2c)
Phán đoán đơn nhất như trường hợp đặc biệt của phán đoán bộ phận, chúng
ta có bảng sau:
Hình 94: Bảng hình thái phân loại phán đoán theo chất và lượng
Phân loại phán đoán theo chất và lượng có dạng chung sau: C
c
– L
l
với c,
l = 1, 2. Từ đây, chúng ta có bốn loại phán đoán:
3a) C
1
– L
1
là phán đoán khẳng định toàn thể và ký hiệu là A.
3b) C
2
– L
1
là phán đoán phủ định toàn thể và ký hiệu là E.
3c) C
1
– L
2
là phán đoán khẳng định bộ phận và ký hiệu là I.
3d) C
2
– L
2
là phán đoán phủ định bộ phận và ký hiệu là O.
Trong lôgích học, bốn phán đoán trên gọi là bốn phán đoán cơ bản và các
ký hiệu A, E, I, O tương ứng với chúng được sử dụng rộng rãi.