Kết luận đúng “Ngày mai, Mặt Trời cũng sẽ mọc ở phía đông, lặn ở phía
tây” đem lại ích lợi thiết thực cho những người lập kế hoạch làm việc cho
ngày mai, mà thành công của kế hoạch đó phụ thuộc nhiều vào “đường đi”
của Mặt Trời.
Từ nay trở đi, để cho ngắn gọn, thay vì nói “suy luận quy nạp không hoàn
toàn”, người viết sẽ nói “suy luận quy nạp”, “phép quy nạp” hoặc “quy
nạp”.
Từ ví dụ cụ thể nêu trên và các ví dụ thực tế khác, các nhà nghiên cứu
cho rằng, mối quan hệ giữa suy luận diễn dịch và suy luận quy nạp có
thể thể hiện thành những ý như:
- Suy luận quy nạp khái quát những hiện tượng thực tiễn riêng lẻ, giúp
xây dựng những phán đoán giả thiết mới, đúng cho cả loại hiện tượng đó với
xác suất nhất định. Suy luận diễn dịch, ngược lại, đi từ phán đoán khái quát
mới nói trên, đến những hiện tượng riêng lẻ chưa nghiên cứu cùng loại, đòi
hỏi kiểm chứng tính đúng đắn của phán đoán khái quát trong thực tiễn. Sự
kiểm chứng có thể dẫn đến hai khả năng:
a) Tăng xác suất đúng của phán đoán khái quát mới, đến mức, phán đoán
đó trở thành khẳng định mang tính quy luật hoặc quy luật.
Ngoài ví dụ “Hàng ngày Mặt Trời luôn mọc ở phía đông, lặn ở phía tây”
đã xét ở trên, bạn đọc còn có thể tự dẫn thêm nhiều ví dụ khác, là những quy
luật đã được học trong nhà trường như các quy luật về rơi tự do, vạn vật hấp
dẫn, sự nở nhiệt, sự dẫn điện...
Quy luật là mối liên hệ bền vững, tất yếu, bản chất nhất, thường xuyên lặp
lại giữa các hiện tượng. Quy luật được tìm ra dựa trên nghiên cứu số lượng,
dù rất lớn, vẫn chỉ là số lượng hữu hạn các hiện tượng riêng lẻ nhờ quy nạp.
Do vậy, chúng ta không nên tuyệt đối hóa các quy luật đã biết, coi chúng tìm
ra một lần cho mãi mãi. Ví dụ, quy luật “Hàng ngày Mặt Trời luôn mọc ở
phía đông, lặn ở phía tây” mới phản ánh bản chất bậc một được thay bằng
quy luật phản ánh bản chất bậc hai sâu sắc hơn: “Trái Đất quay xung quanh