tính chân lý của các kết luận. Một trong những dấu hiệu của thiên tài thể
hiện ở chỗ, dựa trên số lượng tối thiểu các sự kiện, hiện tượng, thiên tài có
khả năng khái quát hóa (quy nạp) tối đa thành quy luật, được thực tiễn sau
đó kiểm chứng là đúng trong thời gian dài... vô tận.
8.6. Tư duy lôgích: Sử dụng lôgích hình
thức trong suy nghĩ giải quyết vấn đề và
ra quyết định
8.6.1. Những nhận xét chung
Trước khi đi vào trình bày những ứng dụng của lôgích hình thức trong suy
nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định, người viết nhấn mạnh một số điểm
cần lưu ý về lôgích hình thức, rút ra từ những mục trước:
1) Nếu như trên thực tế, tư duy giải quyết vấn đề và ra quyết định của con
người có nhiều khía cạnh, thì tương tự như tâm lý học, lôgích học hình thức
cũng chỉ lấy một khía cạnh của tư duy làm đối tượng nghiên cứu và tác
động. Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu, khía cạnh đó là: Phát hiện và sử
dụng các quy luật, nguyên tắc, quy tắc của lôgích học hình thức để thu nhận
kiến thức (phán đoán) mới từ các kiến thức (phán đoán) có sẵn, mà không
cần nhờ đến thực nghiệm cho các trường hợp đó.
Ví dụ: Từ kiến thức đã biết là định luật vạn vật hấp dẫn, không cần làm
thí nghiệm, nhờ suy luận diễn dịch, người ta biết cụ thể hơn: “Quả táo có
khối lượng 200 g thì bị Trái Đất hút với một lực bằng 2 Newton”.
Trước đó, Newton dựa trên những kết quả thí nghiệm đối với các đối tượng
khác, khái quát hóa (quy nạp) chúng thành công thức
, trong
đó, F là lực hút; m
1
, m
2
– khối lượng tương ứng của hai vật; r – khoảng cách
giữa hai vật đó.