GIÁN ĐIỆP MẠNG - CUỘC RƯỢT ĐUỔI NGOẠN MỤC TRONG MÊ LỘ MÁY TÍNH - Trang 167

“Đúng, đó là một lý do,” Lloyd nói. “Nhưng phải có 12 chặng vệ tinh mới ra
được độ trễ ba giây kia. Lý do thực sự cho độ trễ này là gì nào?”

“Có thể máy tính của gã hacker chạy chậm.”

“Không chậm đến thế đâu, dù rằng có thể hắn đã lập trình để chương trình
Kermit phản ứng chậm. Đó là lý do thứ hai.”

“A! Tôi biết lý do thứ ba rồi. Gã hacker sử dụng các mạng lưới di chuyển dữ
liệu theo gói. Các gói này liên tục bị định tuyến lại, tập hợp, rồi phân tách.
Mỗi lần chúng di chuyển qua một nút mạng mới, tốc độ của hắn sẽ bị chậm
đi.”

“Chính xác. Nếu không đếm được số lượng nút mạng, anh sẽ không thể biết
hắn cách đây bao xa. Nói cách khác, ’Anh thua rồi.’“ Lloy ngáp dài và quay
về hí hoáy với một thiết bị đầu cuối đang sửa dở dang.

Nhưng vẫn còn một cách nữa để xác định khoảng cách của gã hacker. Sau
khi hắn bỏ đi, tôi gọi cho một người bạn ở Los Angeles và bảo anh ấy kết
nối với máy của tôi qua AT&T và Tymnet. Khi anh bắt đầu chạy Kermit, tôi
đo thời gian của tiếng vọng từ anh. Rất ngắn, chỉ mất chừng một phần mười
giây.

Một người bạn khác, lần này là ở Houston, Texas. Tiếng vọng của anh có độ
trễ khoảng 0,15 giây. Ba người khác lần lượt ở Baltimore, New York, và
Chicago đều có độ trễ tiếng vọng dưới một giây.

New York cách Berkeley hơn 3.000 km, và độ trễ tiếng vọng là khoảng một
giây. Như vậy, độ trễ ba giây có nghĩa là khoảng 10.000 km. Có thể sai khác
trên hoặc dưới 2.000 km.

Kỳ lạ thật. Con đường dẫn tới gã hacker chắc phải vòng vèo hơn dự đoán
của tôi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.