một cuộc gọi đến điện thoại của bạn, vấn đề chỉ là bạn có muốn làm hay
không mà thôi.
Nghe hợp lý đấy chứ. Đâu cần tới lệnh lục soát của tòa án mới được tìm
hiểu xem ai gọi cho mình. Thực ra, ngày nay, một số công ty điện thoại còn
bán những mẫu điện thoại có tính năng hiển thị số người gọi kia mà.
Nhưng nếu không cần lệnh lục soát, thì tại sao các công ty điện thoại lại một
mực khăng khăng đòi nó đến như vậy? Sáng thứ Hai, tay cầm bản sao của
18 USCA §3121
, tôi gọi cho Lee Cheng ở công ty điện thoại. “Tại sao anh
lại bắt chúng tôi phải đi xin lệnh lục soát, trong khi luật pháp không yêu
cầu?”
77
Phân mục luật này quy định về “Những ngăn cấm tổng quát về việc sử
dụng thiết bị hiển thị số, thiết bị ghi nhận và thiết bị lần dấu; và những ngoại
lệ.” (BTV)
“Một phần là để bảo vệ chúng tôi khỏi những cuộc kiện tụng, một phần là để
thanh lọc những cuộc lần dấu vô nghĩa,” Lee nói.
“Vậy nếu không bắt buộc phải có lệnh lục soát, thì tại sao công ty điện thoại
ở Virginia lại không công bố thông tin?”
“Tôi không biết. Họ không chịu. Tôi nói với họ suốt nửa giờ mà họ vẫn kiên
quyết không nhân nhượng.” Nếu họ không chịu công bố số điện thoại cho
một công ty điện thoại khác, thì khả năng cao là họ cũng không đời nào tiết
lộ cho phòng thí nghiệm của tôi. Rốt cuộc, có vẻ cuộc truy lùng qua đường
dây điện thoại đã đâm vào ngõ cụt.
Aletha Owens, luật sư của chúng tôi, gọi đến. “FBI không đoái hoài gì đến
chúng ta, chứ đừng nói gì đến lệnh lục soát.”
Đơn vị cảnh sát nội bộ của phòng thí nghiệm cũng gọi điện khắp nơi mà
không đi đến đâu cả. Ngõ cụt thật rồi.