GIÁN ĐIỆP MẠNG - CUỘC RƯỢT ĐUỔI NGOẠN MỤC TRONG MÊ LỘ MÁY TÍNH - Trang 407

máy tính của tôi không? Các anh có gọi cho tôi khi có kẻ xâm nhập trái phép
vào máy tính của tôi không?”

“Không, chúng tôi chỉ là điểm thu thập thông tin.” Tôi cũng không mong gì
hơn từ một tổ chức dưới quyền cai quản của NSA. Một máy hút thông tin
khổng lồ, nhưng lại không bao giờ hé răng lấy một lời.

Giả sử tôi phát hiện ra một vấn đề về an ninh máy tính đang lan rộng, rồi tôi
cứ ngậm hột thị và hy vọng rằng người khác không biết. Có đời thuở nào lại
như thế?

Hoặc có lẽ tôi nên thông báo rộng rãi. Đăng lên các bảng tin điện tử rằng,
“Này, các bạn có thể xâm nhập vào bất kỳ máy Unix nào bằng cách…” Điều
này ít nhất sẽ đánh thức các quản lý hệ thống. Biết đâu còn khiến họ động
chân động tay nữa chứ.

Hay là tôi nên tạo ra một virus để lợi dụng lỗ hổng an ninh này?

Nếu có một cơ quan trung gian đáng tin cậy, tôi sẽ có thể báo cáo sự việc
cho họ. Đến lượt mình, họ sẽ tìm cách khắc phục sự cố rồi kiểm tra lại cẩn
thận. Trung tâm An ninh Máy tính Quốc gia có vẻ là cơ quan hợp lý nhất
trong trường hợp này. Suy cho cùng, họ chuyên trách các vấn đề an ninh
máy tính kia mà.

Nhưng họ lại không muốn dính líu gì vì còn mải bận thiết kế các máy tính
bảo đảm an ninh. Mấy năm qua, họ công bố một loạt những tài liệu khó hiểu
miêu tả định nghĩa của họ về máy tính bảo đảm an ninh. Cuối cùng, để
chứng minh cho an ninh của máy tính, họ thuê vài lập trình viên để thử xâm
nhập vào hệ thống. Nhưng như thế đâu phải là bằng chứng thuyết phục. Các
lập trình viên này đã bỏ lỡ bao nhiêu lỗ hổng?

Cuộc họp ở Căn cứ Không quân Bolling kết thúc với việc FBI và Bộ tư
Pháp kiên quyết phản đối chuyện tiếp tục theo dõi gã hacker, CIA và NSA
không chịu nêu ý kiến, còn các cơ quan quân sự và Bộ Năng lượng muốn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.