Phía bên kia Vịnh San Francisco, văn phòng của Lee Cheng trông ra một
con hẻm tồi tàn dẫn ra Phố Market. Có thể coi Lee là thám tử của Pacific
Bell; anh lần theo dấu vết các đường dây từ văn phòng của mình hay trên
những cột dây điện thoại.
Lee theo học chuyên ngành tội phạm học, nhưng sau khi ra trường, anh lại
làm về tái tạo hiện trường và điều tra nguyên nhân tai nạn. Nhưng tám năm
kinh nghiệm theo dõi đường dây điện thoại đã mang đến cho anh cả góc
nhìn của một kỹ sư trong công ty điện thoại lẫn góc nhìn của một cảnh sát về
xã hội. Trong mắt anh, các cộng đồng được phân định theo mã vùng, tổng
đài và đường dây trục, cũng như theo phân khu và khu vực dân cư.
Do được thông báo trước, Lee khởi động chương trình phần mềm vận hành
tổng đài điện thoại trong máy tính. Tại trung tâm điều phối, anh đăng nhập
vào kênh bảo dưỡng ESS
, tìm phần mềm theo dõi tình trạng đường dây và
kích hoạt một chương trình đặt bẫy.
45
ESS (Electronic switching system – Hệ thống chuyển mạch điện tử): Một
công nghệ tổng đài điện thoại cho phép sử dụng những thiết bị điện tử và sự
kiểm soát bằng máy tính để liên kết các mạng điện thoại nhằm thiết lập các
cuộc gọi. (BTV)
Chương trình đặt bẫy tự động này theo dõi trạng thái của một đường dây
riêng lẻ, ghi nhận ngày tháng, thời gian, số lần chuông reo trước khi có
người nhấc máy, và xuất phát điểm của cuộc gọi.
Nếu cuộc gọi xuất phát từ một điện thoại gần đó – tức thuộc cùng một tổng
đài – thì cuộc truy lùng sẽ hoàn thành, và công việc của Lee thật dễ dàng.
Nhưng thông thường, cuộc gọi lại xuất phát từ một tổng đài khác, và Lee
phải kết hợp các manh mối có khi ở cả năm tổng đài khác nhau.
Khi kỹ thuật viên ở một tổng đài nhận được yêu cầu truy tìm tung tích, anh
ta sẽ dừng mọi việc đang làm lại – các dấu vết của Lee chiếm vị trí ưu tiên
cao nhất, ngoại trừ việc cứu hỏa. Kỹ thuật viên sẽ đăng nhập vào máy tính