Nhưng đến giờ phút này, tiểu nhân nắm quyền, tham quan hoành hành,
bên ngoài các nước như Di, Lưu Cầu, Nam Man như hồ đói rình mồi, có
thể nói là thù trong giặc ngoài, Tiên đế đã được dự liệu được từ lâu, nhưng
ông lại dùng “nhân” để cai trị thiên hạ, cuối cùng không nhẫn tâm để sinh
linh oán thán, lại không đủ tàn nhẫn để ra tay trừng trị.
(Nam Man là tên gọi chung cho người dân vùng đất phía Nam sông
Dương Tử. Người Man thường bị người Trung Nguyên xem là có tính gian
trá, “sáng đầu tối đánh”. Man vương Mạnh Hoạch bị Khổng Minh bắt thả
năm lần bảy lượt mới chịu “quy thuận”.)
(Lưu Cầu là một vương quốc thống trị phần lớn quần đảo Ryukyu từ
thế kỷ 15 đến thế kỷ 19. Các vua Lưu Cầu đã thống nhất đảo Okinawa và
mở rộng lãnh địa vương quốc đến quần đảo Amami là một phần của tỉnh
Kagoshima ngày nay, và quần đảo Yaeyama gần Đài Loan.)
Nhưng Tạ Lâm lại là người dám làm, kể từ thời của hoàng đế Vĩnh
Lưu, Tạ Lâm thuộc bộ Hộ, cách xử lý công việc táo bạo, vô cùng quyết
đoán, hành sự uy phong mạnh mẽ, hoàng đế Vĩnh Lưu từng khuyên nàng
rằng, bộc lộ tài năng quá mức không phải là chuyện tốt, nhưng Tạ Lâm lại
không nghe lời khuyên ấy. Tiên hoàng thì lại cho rằng, Tạ Lâm tuy là phận
gái, nhưng e là sẽ trở thành chìa khóa cho sự từ suy đến thịnh của Đại Sở.
Lúc Tiên đế lâm trọng bệnh, đã gọi Tạ Lâm đến bên giường.
Đối mặt với cô gái mặt mày thanh tú, nhưng từ đầu đến cuối đều phải
dựa vào một mình con bé để gánh vác giang sơn, ông cảm thấy rất áy náy.
“Vị trí Thừa tướng này trẫm giao nó cho khanh, từ giờ sẽ do khanh kế
thừa, khanh có đồng ý không?”.
Tạ Lâm của lúc đó vẫn chưa có được bản lĩnh vui buồn không lộ ra
mặt, trái tim cũng không giống như một đầm nước chết như bây giờ, nàng
nghe xong vừa kinh sợ lại vừa vui mừng, lại không tránh khỏi có phần thấp