“Hầu Vận Vi vì dân vì nước, việc hòa thân này, khó lòng tránh được,
thân phận ấy, địa vị ấy, đã quyết định sẽ có một ngày, nàng ta nhất định
phải hy sinh tất cả cho đất nước,”
Tạ Lâm chắp tay hướng về phía thánh thượng, cười lạnh nói,
“Không bắt nàng ta hy sinh hy sinh thân mình vì xã tắc, đó là sự nhân
từ của bệ hạ, nhưng thế không phải sẽ khiến nàng ta được sủng mà kiêu,
tùy tiện làm bừa sao!”.
Hôm đó, trên chốn triều đình người tranh ta đoạt, nơi lời nói đanh
thép, có thần tử cố gắng lấy dũng khí, phản bác lại Tạ thừa tướng, đều bị
hắn nhanh mồm nhanh miệng thấy chiêu tiếp chiêu, cản lại. Hầu Vận Vi
hòa thân, là việc không thể tránh khỏi. Trong ngày hôm đó, bệ hạ lệnh cho
Tạ Thừa tướng soạn thư, trình bày ý định hòa thân ngừng chiến với vua
nước Di, con gái của đại tướng quân sẽ mang rất nhiều của hồi môn đi theo,
cùng các kỹ thuật trồng trọt dệt vải, bảo đảm người Di được ăn no, mặc ấm,
không phải chịu cảnh đói rét, thể hiện được thành ý nên duyên Tấn Tần
giữa Đại Sở và nước Di.
Ý chỉ rất nhanh đã được khoái mã hỏa tốc gửi tới tay vua nước Di, ông
ta đọc thư xong vô cùng vui mừng, quả nhiên đồng ý.
Bệ hạ đích thân hạ chỉ, phong cho con gái Hầu Vận Vi của Trấn Viễn
Uy Võ đại tướng quân, làm Định Quốc công chúa, ban thưởng của hồi
môn, để nàng ta được gả đi khí thế rỡ ràng.
Hầu Vận Vi năm nay vừa tròn mười sáu tuổi, đang là lúc tươi trẻ đẹp
đẽ nhất, mang theo rất nhiều của cải, rầm rộ, khoa trương gả cho vua nước
Di nhiều hơn mình đến hai mươi tuổi, đủ để trở thành cha nàng.
Bão cát ở nước Di rất lớn, dưới ánh tà dương, Úy Trì Chính không
kìm được cẩn thận dặn dò Hầu Vận Vi, lại tỉ mỉ buộc một chiếc khăn lụa
lên cần cổ thanh mảnh trắng nõn của nàng thiếu nữ.