GIÁO SƯ VÀ CÔNG THỨC TOÁN - Trang 147

ông mà các nhà toán học suốt ba thế kỷ vẫn không ngừng trăn trở, nghĩ đến
đấy tôi thấy thương cho họ.

Tôi nghĩ tới độ dày và sức nặng của cuốn sổ Thượng đế, sự tinh diệu của
tấm ren do Đấng sáng thế đan. Dù đã cần mẫn dò dẫm theo từng mũi đan,
nhưng chỉ sơ sểnh một chút thôi, người ta sẽ mất đầu mối để bước tiếp.
Vừa mới hoan hỉ vì chạm tới đích, những hoạ tiết phức tạp hơn lại xuất
hiện.

Hẳn là giáo sư đã có cho mình một vài mảnh ren như thế. Liệu chúng có
những hoạ tiết cầu kỳ trong suốt không? Tôi cầu mong cho chúng vẫn khắc
sâu trong ký ức của ông.

Tôi tìm thấy cái công thức trong mẩu giấy nhớ của giáo sư ở giữa chương
ba, phần giải thích về việc định lý cuối cùng của Fermat có liên quan như
thế nào tới nền tảng lý thuyết số chứ không chỉ đơn thuần là một trò chơi
ghép hình thoả mãn trí tò mò của giới mê toán. Tôi đã không bỏ lỡ dòng
công thức thoáng lưu lại trong khoé mắt khi lật giở những trang sách một
cách không chủ đích. Tôi thận trọng so sánh trong mẩu giấy với trang sách.
Không nhầm. Nó được gọi là công thức Euler.

Tôi hiểu rằng còn cả một chặng đường gian nan từ chỗ biết tên gọi tới chỗ
hiểu được ý nghĩa của nó. Tôi vẫn đứng giữa các kệ sách, đọc đi đọc lại
những trang có liên quan tới công thức này. Tôi thử đọc to những đoạn đặc
biệt khó theo phương pháp giáo sư.Vẫn chỉ có mình tôi ở khu vực toán học,
nên rốt cuộc không ai bị quấy rầy. Tôi lắng nghe giọng đọc của chính mình
đang chui vào giữa những khe sách toán.

Tôi biết π. Đó là hằng số chu vi. Tôi cũng đã được giáo sư chỉ cho thế nào
là i. Đó là căn bậc hai của -1, là hư số. Rắc rối là e. e cũng giống như π, là
số vô tỷ không tuần hoàn và hình như là một trong những hằng số quan
trọng nhất của toán học.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.