GIÁO SƯ VÀ CÔNG THỨC TOÁN - Trang 149

vẫn có kẻ bắt thóp được mưu chước ấy. Song biết bao người, kể cả tôi,
chẳng ai biết ơn một cách đúng mực công lao của họ.

Tôi đổi bàn tay đã tê đi vì sức nặng của cuốn sách, lật thêm vài trang và
mường tượng ra Leonhard Euler, nhà toán học vĩ đại nhất thế kỷ XVIII.
Tiếp xúc với chỉ cái công thức ấy, tôi ngỡ như mình cảm thấy cả thân nhiệt
của ông trong khi chẳng biết gì về ông. Euler đã sử dụng một khái niệm cực
kỳ bất tự nhiên để tao ra một công thức. Ông đã phát hiện ra mối ràng buộc
tự nhiên giữa những con số tưởng như vô can.

e mũ π nhân i cộng 1 bằng 0.

Tôi nhìn lại mẩu giấy nhớ của giáo sư một lần nữa. Một số kéo dài triền
miên bất tận và một số hư ảo không bao giờ để lộ chân tướng vẽ nên một
quỹ đạo gọn gàng rồi cũng nhau tiếp đất. Chẳng có hình tròn nào xuất hiện,
nhưng từ tầng không, π bất ngờ sà xuống bên e, bắt tay với i – kẻ nhút nhát.
Chúng nép vào nhau, nín thở, song vạn vật bỗng dưng biến đổi không báo
trước vào cái ngày một người thêm vào đó phép cộng. Tất cả nằm gọn
trong vòng tay của 0.

Công thức của Euler là ngôi sao băng chói giữa bóng đêm. Là câu thơ khắc
trong hang tối. Vừa ngây ngất với vẻ đẹp giấu kín ấy, tôi vừa cất giấy vào
ví.

Lúc bước xuống cầu thang thư viện, tôi bất giác ngoảnh đầu lại, nhưng vẫn
chẳng có bóng người nào ở khu vực toán học, chẳng ai biết tới những thứ
đẹp đẽ nhường ấy đang giấu mình ở đó, ngoại trừ sự tĩnh lặng.

Hôm sau, tôi lại đến thư viện để điều tra thêm một việc nữa vốn khiến tôi
thắc mắc từ lâu. Tôi rút tập lưu chiểu dày cộp lưu trữ các số báo địa phương
phát hành năm 1975 ra, nhẫn nại lật giở từng trang. Bài báo tôi tìm kiếm
nằm trong số ra ngày 24 tháng Chín năm 1975.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.