GIÁO SƯ VÀ CÔNG THỨC TOÁN - Trang 165

loạt mở ra, phải vậy không ạ?

- Đúng như vậy. Hoàn toàn đúng như vậy. Cô rất am hiểu. Tuy thiếu lòng
biết ơn song có đủ lòng quả cảm để khám phá mọi ngóc ngách của toán
học. Còn bây giờ, cô hãy xem cái này.

Giáo sư lấy từ trong túi ngực ra bút chì và giấy nhớ. Cử chỉ ấy tôi đã bắt
gặp nhiều lần. Đó cũng là khoảnh khắc trông ông bảnh nhất.

- Ta có thể phân biệt được hai con số sau là nhờ số 0.

Giáo sư kê giấy lên tay ghế viết số 38 và 308, rồi gạch hai đường dưới chân
số 0.

- 38 là ba lần 10 và tám lần 1. 308 là ba lần 100, không lần 10 và tám lần 1.
Thiếu hàng chục. Và số 0 là ký hiệu biểu diễn giùm ta sự thiếu vắng đó. Cô
hiểu chứ?

- Vâng.

- Tốt. Vậy ta giả sử ta có một cây thước kẻ. Một cây thước kẻ dài ba mươi
phân, làm bằng gỗ và được chia đến milimet. Cứ mỗi centimet và năm
centimet lại được đánh dấu bằng một vạch đậm. Vậy thì theo cô, tận cùng
bên trái của chiếc thước sẽ là gì?

- Là 0.

- Đúng thế. Cô bắt đầu nắm được vấn đề rồi đó. Vạch ngoài cùng bên trái là
0. Chiếc thước bắt đầu từ số 0. Khi dóng 0 vào điểm đầu tiên của vật muốn
đo, ta sẽ lập tức biết được độ dài. Còn nếu thước bắt đầu từ số 1, mọi
chuyện sẽ rất rắc rối. Thành thử, chính nhờ số 0 mà ta có thể sử dụng được
thước đo dễ dàng như ngày nay.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.