Căn luồn ngón tay bé tẹo của mình vào giữa khe hẹp và khéo léo lôi từ bên
trong ra một vật.
Đó là một tập luận văn toán học được đóng bìa cẩn thận kèm theo một họa
tiết có vẻ như là phù hiệu của trường đại học. Bên trong là một bài chứng
minh dễ có đến trăm trang giấy được đánh máy tiếng Anh. Tên của giáo sư
được in ngay ngắn bằng thể chữ gothic và thời gian ghi trên đó là năm
1957.
- Đây có phải các phép toán do giáo sư giải không mẹ?
- Đúng rồi.
- Nhưng sao giáo sư lại cất giấu ở đây nhỉ?
Căn hỏi, trông có vẻ tò mò tột độ. Tôi lập tức làm một phép tính nhẩm, lấy
1992 trừ đi 1957. Khi ấy giáo sư hai mươi chín tuổi. Chẳng còn âm thanh
nào phát ra từ phòng ăn, tiếng kẽo kẹt của chiếc ghế bành đã lặng yên.
Tôi lật giở tập luận văn trong khi quân bài “Motoyashiki Kingo” vẫn nằm
nguyên trong tay. Tôi nhận ngay ra rằng nó cũng được nâng niu chẳng kém
gì những quân bài bóng chày. Mặc dù chất giấy và các con chữ đã cũ dần
theo năm tháng song không có một khiếm khuyết nào do bàn tay con người
để lại. Quả nhiên cũng giống như những quân bài, chẳng thể tìm thấy bất
kỳ một vết gấp hay nếp nhăn hay vệt bẩn trên đó. Những con chữ hoàn toàn
chuẩn xác chắc hẳn được gõ bởi một tay đánh máy điêu luyện. Mép quyển
đều tăm tắp không lệch một ly, góc nào cũng vuông chẵn chín mươi độ,
mặt giấy sờ vào vẫn còn nhẵn mịn. Tôi thầm nghĩ, có lẽ đến cả những báu
vật quý giá nhất của hoàng đề cũng chẳng được chôn cất chu đáo nhường
này.
Noi theo đức tính cẩn trọng của những người đã chạm vào nó trước đó,
đồng thời để tránh sự việc bất cẩn mà Căn vừa gây ra, tôi đã hết sức chú ý
khi xem. Mặc dù bị chôn vùi trong giấc ngủ dài, song sức sống đầy cao