GIÁO SƯ VÀ CÔNG THỨC TOÁN - Trang 39

Áp trán vào ô kính của phòng sơ sinh, tôi cũng ném cho kẻ vô hình đó một
câu hỏi: bằng cách nào mà người biết được đứa trẻ đó là con tôi?

Khi ấy tôi mười tám tuổi, mông muôi và đơn độc. Trước lúc lên bàn đẻ,
cơn ốm nghén triền miên đã khiến má tôi tong teo, mồ hôi làm tóc bốc mùi
khó chịu và nước ối bị vỡ còn dính nguyên trên quần áo ngủ.

Trong số những đứa trẻ nằm trên mười lăm chiếc nôi xếp thành hai hàng,
chỉ có nó là mở mắt. Đó là lúc trời gần sáng. Không có một bóng người nào
ngoài hành lang cũng như tiền sảnh ngoại trừ bóng áo trắng của các bác sĩ
dưới ánh đèn trong phòng trực ban. Thằng bé xoè đôi bàn tay đang nắm
chặt, rồi lại lóng ngóng quặp các ngón vào nhau. Những chiếc móng tay bé
xíu tím bầm. Máu từ niêm mạc bị cào rách của tôi đọng lại thành cục dưới
các kẽ móng.

- Dạ, thưa bác sĩ… - tôi vội vã chạy đến phòng trực ban bằng đôi chân chưa
vững. – Tôi muốn nhờ bác sĩ cắt móng tay cho cháu. Chàu vùng vẫy khoẻ
quá nên sợ rằng cháu sẽ tự cào rách mặt mình mất.

Phải chăng khi ấy tôi đang cố chứng tỏ với chính mình rằng tôi là một bà
mẹ tốt? Hay chỉ đơn giản là không chịu nổi cơn đau đang cuộn lên từ niêm
mạc?

Khi bắt đầu biết nhận thức, tôi đã không được thấy bóng dáng cha. Mẹ tôi
yêu một người đàn ông không thể lấy làm chồng và sinh ra tôi, rồi một thân
một mình nuôi tôi khôn lớn.

Làm việc tại một trung tâm tổ chức tiệc cưới, bà khởi sự từ chân tạp vụ, sau
khi trải qua hầu hết các vị trí như ghi sổ, mặc áo thuê, cắm hoa, điều phối
bàn v.v. Cuối cùng bà trở thành quản lý.

Là một người hiếu thắng, bà ghét nhất kẻ nào coi con mình là đứa nhà
nghèo không cha. Bà luôn cố gắng hết mình để tôi được sở hữu một vẻ bề
ngoài và một tâm hồn sung túc, dù gia cảnh có thực sự nghèo khó. Bà xin

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.